Đây là bộ khung các chỉ số dùng để “đo” mức độ nhạy cảm giới trong các hoạt động và nội dung truyền thông.
Một nữ nhà báo tác nghiệp tại Afghanistan (ảnh: rawa) |
Mục đích của GSIM là vận dụng mọi phương tiện công nghệ trong tầm tay, hỗ trợ bình đẳng giới và tăng quyền hạn dưới mọi hình thức cho phái nữ trong ngành truyền thông cũng như thông qua chính hoạt động truyền thông. Bộ công cụ này xử lý các chủ đề liên quan đến chính sách và chiến lược của nội bộ cơ quan truyền thông, cũng như xây dựng năng lực.
>> Xem thêm: Quyền năng cho phái nữ ngành phát thanh 2014
Bộ công cụ có tính linh hoạt cao, các tổ chức truyền thông có thể dùng nó để: (1) đánh giá mức độ “nhạy cảm” giới của họ, (2) xây dựng các chính sách và chiến lược cần thiết nhằm “trám” các lỗ hổng được phát hiện ra, (3) đặt ra các mục tiêu có thể “đo đạc” được, và (4) theo dõi tiến bộ trong việc đạt các mục tiêu mong muốn.
Công cụ GSIM, do UNESCO phối hợp với Liên hiệp Các nhà báo Quốc tế và một số đối tác khác phát triển, cũng chỉ ra các nhu cầu đào tạo bởi nó chứa đựng tất cả các yếu tố quan trọng nhất về giới và truyền thông.
Công cụ này là bộ chỉ số “phi chuẩn tắc”, được thiết kế nhằm thích ứng với hoàn cảnh cụ thể của các cơ quan truyền thông dưới mọi hình thức. Nó cũng phù hợp và hữu ích cho các nhóm truyền thông công dân cổ vũ cho bình đẳng giới, các hiệp hội truyền thông, các công đoàn và câu lạc báo của giới nhà báo, các thực thể tự điều tiết của truyền thông, các thể chế chính phủ, cũng như các cơ sở học thuật và trung tâm nghiên cứu.
>> Đọc thêm: Nữ nhà báo phát thanh đối diện bạo lực và quấy rối tình dục
Bộ GSIM chia làm hai mảng có liên hệ chặt chẽ với nhau, mỗi mảng hướng vào giải quyết các trục chính của giới và truyền thông:
- Nhóm A: Các hành động nuôi dưỡng bình đẳng giới bên trong các tổ chức truyền thông (nhóm này lại chia thành 5 tiểu mục)
- Nhóm B: Khắc họa yếu tố giới trong nội dung truyền thông (gồm 2 tiểu mục).
Mỗi mảng lớn trên đều được tổ chức theo 5 chiều, đó là Nhóm người dùng, Khu vực quan tâm hệ trọng, Mục tiêu chiến lược, Các chỉ số, và Phương tiện kiểm chứng. >> Đọc thêm: Báo chí nhập thế, có trách nhiệm
Đính kèm với công cụ GSIM là một bộ các nghiên cứu trường hợp điển hình do các hiệp hội/công đoàn ngành phát thanh-truyền hình tiến hành./.