Từ năm 2012, ngày 13/2 hàng năm đã trở thành dịp để kỷ niệm radio với tư cách là một phương tiện truyền thông, cải thiện hợp tác quốc tế giữa các đài phát thanh, và khuyến khích các hệ thống phát thanh lớn cũng như mạng lưới phát thanh cộng đồng thúc đẩy việc tiếp cận thông tin, tự do bày tỏ quan điểm và bình đẳng giới trên làn sóng điện.

ngay%20fat%20thanh%202014%201.jpg
Logo bằng nhiều thứ tiếng của Ngày Phát thanh Thế giới 2014, thể hiện vấn đề giới (ảnh:UNESCO)

Phát thanh vẫn tiếp tục phát triển kể cả trong kỷ nguyên số. Đây vẫn là phương tiện đến được với số lượng công chúng lớn nhất thế giới. Radio là công cụ quan yếu giúp hiện thực hóa cam kết của UNESCO về “bình đẳng giới và trao quyền cho nữ giới”.

  >> Đọc thêm: Phát thanh vẫn là truyền thông đại chúng số 1

Năm nay, với các hoạt động tổ chức Ngày Phát thanh Thế giới trên khắp toàn cầu, UNESCO sẽ thúc đẩy bình đẳng giới thông qua:

1- Nâng cao nhận thức của các chủ sở hữu đài phát thanh, các nhà quản lý, các nhà báo và các chính phủ trong việc phát triển các chính sách, chiến lược liên quan đến giới và dành cho phát thanh,

2- Loại bỏ các định kiến, thúc đẩy việc phản ánh đa chiều trong phát thanh,

3- Xây dựng các kỹ năng sản xuất chương trình radio cho giới trẻ, với trọng tâm huấn luyện hướng vào các nữ thanh niên đảm nhiệm các vị trí như sản xuất chương trình, dẫn chương trình, hay phóng viên,

4- Thúc đẩy an toàn cho các nữ nhà báo phát thanh.

  >> Xem thêm: Phát thanh - công cụ hữu hiệu của những người cộng sản

UNESCO kêu gọi các nước tổ chức kỷ niệm Ngày Phát thanh Thế giới bằng việc xây dựng kế hoạch hoạt động chung với các tổ chức phát thanh-truyền hình khu vực, quốc gia và quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, báo giới và công chúng./.

  >> Nhìn lại: Hội nghị quốc tế Radio Asia 2013 tại Hà Nội