Tổ chức UNESCO đã tích cực thúc đẩy sự an toàn cho những người làm báo và tin rằng họ có quyền được làm việc mà không bị đe dọa bạo lực, đồng thời có quyền bảo đảm quyền tự do ngôn luận cho tất thảy mọi người.
Trong 10 năm qua, có trên 600 nhà báo và nhân viên truyền thông bị sát hại – đa số trong số họ không phải là phóng viên chiến trường. Các vụ tấn công người làm truyền thông thường diễn ra trong bối cảnh phi xung đột và do các nhóm tội phạm có tổ chức, dân quân, nhân viên an ninh và thậm chí cả cảnh sát địa phương thực hiện, khiến cho các nhà báo địa phương ở vào thế khó chống đỡ. Các cuộc tấn công này bao gồm giết người, bắt cóc, quấy rối, hăm dọa, và bắt giữ bất hợp pháp.
Chủ đề Ngày Phát thanh năm nay (2014) là về phụ nữ làm việc trong ngành này (ảnh: UNESCO) |
Đa số các vụ lạm dụng đối với nhân viên truyền thông vẫn chưa được điều tra và trừng phạt. Thực tế này kéo dài mãi vòng xoáy bao lực nhằm vào các nhà báo, bao gồm cả nhà báo công dân. Kết quả là, nhiều nhà báo phải “tự kiểm duyệt” (cho “an toàn” hơn), dẫn tới chỗ xã hội mất đi nhiều cơ hội được thông tin, còn nền tự do báo chí thì bị xâm phạm.
Như đã nói ở trên, an toàn của phụ nữ trong ngành truyền thông là vấn đề liên quan tới không chỉ hoàn cảnh xung đột hay thảm họa mà còn cả thời bình nữa. Hơn 64% nhân viên nữ bị đẹ dọa, đối diện với các mối nguy hiểm và sự lạm dụng trong quá trình họ tác nghiệp. Các hiện tượng tiêu cực này xuất phát từ cả các đồng nghiệp, các quan chức chính phủ và cả cảnh sát.
Trong khi đó, việc thu thập dữ liệu về các vụ việc liên quan đến các nhà báo nữ thường là không đầy đủ và không tính đến các hăm dọa, đe dọa, sự lạm dụng, và bạo lực tình dục cũng như bạo lực giới.
Nghiên cứu cho thấy những hình thức quấy rối tình dục phổ biến nhất bao gồm các bình luận (không được phụ nữ mong muốn) về y phục và ngoại hình của họ (67%), đưa ra các nhận xét và âm thanh có tính “mời gọi” (60%), hay đưa ra những lời bông đùa mang bản chất tính dục (57%).
>> Đọc thêm: Cưỡng hiếp phụ nữ tại Ai Cập mang động cơ chính trị
Đa số nạn nhân nữ không báo cáo nạn quấy rối xảy đến với mình lên “sếp”, với cảnh sát hay bất cứ giới chức nào.
Hiện chưa có sự đào tạo hay phân bổ nguồn lực nào cho khía cạnh an ninh trên mạng hoặc ngoại tuyến của những phụ nữ làm trong ngành truyền thông. Có 22% trong số họ từng bị nghe lén, bị “hack”, hoặc theo dõi trực tuyến.
Một nữ nhà báo phát thanh tại Sri Lanka đang tác nghiệp (ảnh: Flickr) |
Số nữ nhà báo phát thanh bị giết là cao nhất vào năm 2013 so với các nạn nhân nữ trong ngành báo in và truyền hình.
Kể từ năm 1997, Tổng Giám đốc UNESCO đã lên án các vụ sát hại nhà báo, theo nghị quyết 29 của Đại Hội đồng UNESCO lần thứ 29. Kể từ năm 2008, Tổng Giám đốc UNESCO đã trình báo cáo 2 năm một lần về An toàn của các Nhà báo và Mối Nguy hiểm của việc tội phạm thoát tội lên Hội đồng Chương trình Phát triển Truyền thông Quốc tế (IPDC).
Theo đó, các con số thật đáng báo động. Riêng năm 2012, có 121 nhà báo bị giết, tăng gần gấp đôi so với các năm trước đó.
>> Xem thêm: Quyền năng cho phái nữ ngành phát thanh 2014
UNESCO đã cổ vũ cho Kế hoạch Hành động của Liên Hợp Quốc về An toàn Nhà báo và Vấn đề Tội phạm không bị trừng phạt - Kế hoạch này đã được ban lãnh đạo Liên Hợp Quốc phê chuẩn vào ngày 13/4/2012. Kế hoạch cung cấp cho Liên Hợp Quốc khung xử lý vấn đề này với các đối tác như giới chức quốc gia, các tổ chức phi chính phủ địa phương và quốc tế, các cơ quan truyền thống và giới học thuật./.
Gần đây Ban điều hành UNESCO đã thông qua Kế hoạch Hành động của UNESCO về An toàn Nhà báo và Vấn nạn tội phạm không bị trừng trị vào tháng 4/2013./.