RTngày 19/11 đưa tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẵn sàng duy trì đối thoại với Mỹ về (INF) và Nga không cần phải tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang mới. Tuy nhiên, ông Putin cũng yêu cầu Mỹ phải cư xử có trách nhiệm và Moscow sẽ không khoanh tay đứng nhìn Washington rút khỏi thỏa thuận hạt nhân.
“Đây không phải lời cảnh báo suông. Chúng tôi có những vũ khí siêu thanh có khả năng xuyên phá bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào”, Tổng thống Putin nói.
Theo ông Putin, Nga cũng từng cảnh báo Mỹ về việc rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABM), thỏa thuận hạn chế sử dụng các hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo giữa Nga và Mỹ.
Nhà lãnh đạo Nga kêu gọi chính phủ và quan chức quân đội tiến hành “các bước đi cụ thể” để đáp trả việc Mỹ rút khỏi INF. Tổng thống Putin khẳng định không cho phép bất cứ quốc gia nào kéo Nga vào một cuộc chạy đua vũ trang mới. Thay vào đó, Nga có kế hoạch tập trung “phát triển cân bằng” giữa các lực lượng: lục quân, không quân, hải quân; đồng thời tiếp tục hiện đại hóa khí tài quân sự, áp dụng các kỹ thuật huấn luyên quân sự mới...
Ông Putin bày tỏ hy vọng “nhận thức chung” sẽ chiếm ưu thế và Mỹ tiếp tục đối thoại với Nga trong các lĩnh vực ổn định chiến lược và an ninh tập thể dựa trên cơ sở “có trách nhiệm với nhau”.
Mỹ và Nga đã ký vào năm 1987, theo đó, cấm hai bên phát triển mọi loại tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn 500-5.500 km. Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 20/10 tuyên bố sẽ rút khỏi INF, cho rằng Nga liên tục vi phạm thỏa thuận này bằng việc phát triển tổ hợp tên lửa Novator 9M729 với tầm bắn tới 5.000 km.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton thì cho biết, Mỹ quyết định rút khỏi hiệp ước này do nó không có tác dụng kiểm soát vũ khí với các quốc gia như Trung Quốc, Iran và Triều Tiên.
Nga bác bỏ mọi cáo buộc của Mỹ, yêu cầu Mỹ phải cung cấp bằng chứng Nga vi phạm hiệp ước, đồng thời cảnh báo có thể tái cơ cấu các đơn vị phòng thủ tên lửa đồn trú ở Đông Âu và sử dụng chúng như các bệ phóng tên lửa tấn công tầm trung.
Việc Mỹ rút khỏi INF đã và đang gây ra nhiều lo ngại từ chính các đồng minh của Washington ở châu Âu. Pháp cho rằng hiệp ước này có vai trò then chốt trong việc duy trì sự cân bằng và ổn định ở châu Âu, trong khi Ngoại trưởng Đức Heiko Maas gọi đây là trụ cột quan trọng của kiến trúc an ninh châu Âu./.
Nguy cơ khủng hoảng Cuba 2.0 sau khi Mỹ rút khỏi INF?