Lời kêu gọi được đưa ra ngay sau cuộc gặp diễn ra cùng ngày giữa Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Paris, thảo luận về chương trình nghị sự của các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU).
Tuy nhiên, người phát ngôn của chính phủ Pháp Christophe Castaner không tiết lộ tại cuộc gặp này, hai nhà lãnh đạo kể có đề cập cuộc trưng cầu ý dân gây tranh cãi của Catalonia hay không.
“Quan điểm của Pháp khá rõ ràng và tương đối giống với đa số các nước Châu Âu”, ông Christophe Castaner. “Chúng tôi nghĩ rằng chúng ta không cần phải đưa ra ý kiến, cũng như không can thiệp vào những gì đang xảy ra ở một quốc gia láng giềng. Tây Ban Nha có chủ quyền, chủ quyền quốc gia dưới quyền của Thủ tướng Mariano Rajoy và Hoàng gia Tây Ban Nha. Và hôm nay, chúng tôi kêu gọi các cuộc thảo luận trong khuôn khổ hiến pháp của Tây Ban Nha.”
Ngày 10/10, Thủ hiến Catalonia Carles Puigdemont cùng các chính trị gia khác của vùng Catalonia đã ký một văn kiện tuyên bố Catalonia độc lập tách khỏi Tây Ban Nha song chưa cống bố, nhằm mở cửa đối thoại với chính quyền trung ương.
Đáp lại động thái của Catalonia, ngày 11/10, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy cam kết sẽ xem xét “mọi lựa chọn” để có thể giải quyết cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại Catalonia. Thủ tướng Mariano Rajoy khẳng định sẽ nỗ lực hết sức theo khả năng của mình để ngăn chặn Catalonia tuyên bố độc lập, một quyết định có thể đẩy Tây Ban Nha rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua.
Trước diễn biến căng thẳng này, Ủy ban châu Âu (EC) đã kêu gọi “tôn trọng đầy đủ trật tự Hiến pháp Tây Ban Nha”. Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Valdis Dombrovskis nhấn mạnh, EC đang theo dõi chặt chẽ tình hình ở Tây Ban Nha, đồng thời nhắc lại kêu gọi trước đó về việc tôn trọng đầy đủ trật tự Hiến pháp Tây Ban Nha. Ông khẳng định EC ủng hộ các nỗ lực thúc đẩy đoàn kết ở Tây Ban Nha./.Thủ tướng Tây Ban Nha bác đối thoại về độc lập của Catalonia
Catalonia hoãn tuyên bố độc lập - Kịch bản tiếp theo cho Tây Ban Nha