Tuyên bố được đưa ra một ngày sau khi các tay súng Houthi sát hại cựu Tổng thống Ali Abdullah Saleh, người đã đột ngột tuyên bố chấm dứt liên minh với Houthi trước đó một ngày dẫn tới tình hình giao tranh khốc liệt bùng phát tại nước này.

cuu_tong_thong_saleh_awpo.jpg
Cố Tổng thống Yemen Saleh. Ảnh: PRI.

Đại sứ Pháp tại Liên Hợp Quốc Francois Delattre nói rằng, vụ sát hại cựu Tổng thống Saleh tạo ra "một khoảng thời gian nguy hiểm tối đa, một khu vực nguy hiểm". Trong khi đó, Phó đại sứ Anh tại Liên Hợp Quốc Jonathan Allen khẳng định, đây là thời điểm tồi tệ nhất đối với người dân Yemen.

"Chúng tôi quan tâm sâu sắc đến sự leo thang về cuộc chiến diễn ra kể từ cuối tuần và nó đến trong thời điểm không thể tồi tệ hơn đối với người dân Yemen. Hiện có gần tám triệu người đang cần sự giúp đỡ nhân đạo thảm khốc.

Thông điệp của chúng ta rõ ràng là cần phải đảm bảo sự trợ giúp nhân đạo nhanh chóng cho những người gặp khó khăn đặc biệt thông qua các cảng của Hodeida và sân bay Sanaa. Chúng ta cần tiếp cận nhân đạo và tiếp cận thương mại. Điều này rất quan trọng”.

Còn Đại sứ Nhật Bản - Chủ tịch Hội đồng Bảo an tháng 12, ông Koro Bessho kêu gọi tất cả các bên ở Yemen giảm căng thẳng, tái thiết đất nước mà không cần điều kiện tiên quyết cho một quá trình chính trị do Liên Hợp Quốc lãnh đạo, đồng kêu gọi tất cả các bên cho phép việc tiếp cận nhân đạo không bị cản trở thông qua các trung tâm vận chuyển chính của Yemen.

Ông Bessho nói: “Các thành viên của Hội đồng Bảo an đã nhấn mạnh sự ủng hộ đối với phái viên Đặc biệt của Liên Hợp Quốc Ismail Ould Cheikh Ahmed. Các thành viên của Hội đồng Bảo an đã thống nhất trong mối quan tâm sâu sắc về tình hình nhân đạo tồi tệ và xấu đi ở Yemen với 8 triệu người phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực khắc nghiệt và 970.000 trường hợp bị bệnh tả. Yemen đứng bên bờ vực nạn đói thảm khốc".

Yemen rơi vào hỗn loạn kể từ khi phiến quân Houthi và các lực lượng trung thành với cựu Tổng thống Saleh kiểm soát phần lớn lãnh thổ, trong đó có thủ đô Sanaa. Tháng 3/2015, liên minh Arab do Saudi Arabia đứng đầu đã tiến hành can thiệp quân sự nhằm hỗ trợ Chính phủ được quốc tế công nhận của Tổng thống Mansour Hadi. 

Cuộc chiến ở Yemen đã làm hàng nghìn người thiệt mạng kể từ năm 2015, trở thành một trong những cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất thế giới và làm gia tăng căng thẳng trầm trọng giữa các đối thủ tranh giành ảnh hưởng ở Trung Đông là Saudi Arabia và Iran./.