RIA Novosti đưa tin, ngày 2/3, các nhà lập pháp Ukraina đã kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin xem xét lại việc triển khai thêm binh sĩ đến bán đảo Crimea nhằm tránh sự leo thang đối đầu quân sự trong cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay ở Ukraine.

Verkhovna Rada (tức Quốc hội Ukraine) cũng kêu gọi Tổng thống Putin ra lệnh cho các binh sĩ Nga đóng quân ở bán đảo Crimea trở về căn cứ của họ."Bất kỳ sự di chuyển của quân đội, trang thiết bị và vũ khí chỉ nên được thực hiện với sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền Ukraine, theo thỏa thuận và pháp luật của Ukraine", Quốc hội Ukraine cho biết trong một tuyên bố.

putin.jpg
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: RIA Novosti)

Trong khi đó, một lãnh đạo phe đối lập là Vitali Klitschko hôm 2/3 nói rằng, chính quyền mới ở Kiev đã lên kế hoạch thiết lập một Ủy ban đặc biệt nhằm bắt đầu các cuộc đàm phán với Nga với mục tiêu giảm bớt căng thẳng và giải quyết các bế tắc hiện nay tại Crimea thông qua đối thoại chính trị.
"Điều cấp bách hiện nay là phải tổ chức các cuộc đàm phán. Chúng ta phải giải quyết những bế tắc hiện nay mà không cần sử dụng vũ lực mà thông qua tham vấn để tránh đổ máu", ông Klitschko cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình 1 +1 của Ukraine.Crimea - nước Cộng hòa tự trị thuộc Ukraine hiện là trung tâm của cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại Ukraine khi các nhóm ủng hộ Nga không công nhận Quốc hội mới do phe đối lập kiểm soát sau khi lật đổ Tổng thống Victor Yanukovich một tuần trước đây.Ngày 1/3, Thượng viện Nga đã nhất trí thông qua yêu cầu của Tổng thống Vladimir Putin nhằm triển khai lực lượng quân đội Nga đến Ukraine, đặc biệt là bán đảo Crimea - khu vực sinh sống chủ yếu của người thuộc dân tộc Nga.Tổng thống Nga Putin đã yêu cầu đưa quân vào Ukraine với lý do có những mối đe dọa cuộc sống của công dân Nga và các lực lượng quân sự Nga đang đóng quân tại căn cứ hải quân ở Crimea.Cho đến thời điểm này. Tổng thống Putin - chỉ huy tối cao của các lực lượng vũ trang Nga hiện chưa ra lệnh triển khai một "lực lượng quân sự hạn chế" ở Ukraine. Tuy nhiên, trong các cuộc điện đàm với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon và Tổng thống Mỹ Barack Obama vào sáng Chủ nhật (2/3), ông Putin cho biết, Moscow sẽ bảo lưu quyền triển khai quân đội để bảo vệ lợi ích riêng của mình và của những người nói tiếng Nga trong trường hợp bạo lực bùng phát ở phía đông Ukraine và bán đảo Crimea.Hiện Nga đang có một lực lượng quân sự đáng kể được triển khai ở Crimea, miền Nam Ukraine, nơi đóng căn cứ của Hạm đội biển Đen.Có những thông tin về sự di chuyển lớn của quân đội Nga xung quanh bán đảo Crimea. Đây thực sự là một thách thức lớn khi chính quyền mới tại Ukraine tuần này đã yêu cầu binh sĩ Nga không di chuyển khỏi vị trí đóng quân của họ.Trong khi đó, hàng ngàn người biểu tình ủng hộ Moscow đã tổ chức một số cuộc biểu tình ở miền Đông Ukraine hôm 1/3 để ủng hộ lập trường chống Kiev của người dân Crimea và kêu gọi Nga bảo vệ họ.Chính quyền mới ở Kiev đã đáp lại kế hoạch triển khai quân của Nga bằng cách đặt quân đội trong tình trạng báo động cao và kêu gọi tập trung quân dự bị, cũng như đóng cửa không phận Ukraine đối với bất kỳ máy bay quân sự nào.
Những người được vũ trang không rõ danh tính tuần tra ở Simferopol, Crimea (Ảnh: RIA Novosti)
Những động thái của Nga đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ phương Tây.Ngày 1/3, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định rằng, lập trường hiếu chiến của Moscow đang đe dọa hòa bình và an ninh khu vực và cảnh báo về "những thiệt hại" trong quan hệ của Nga với cộng đồng quốc tế.Cho đến thời điểm này, Mỹ, Anh, Canada và Pháp cho biết sẽ không tham gia vào các cuộc họp chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh G-8 sẽ được tổ chức vào tháng Sáu tới tại thành phố Sochi.Trong khi đó, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen ngày 2/3 đã kêu gọi Nga hành động để giảm bớt căng thẳng trong cuộc khủng hoảng hiện nay tại Ukraine, đồng thời cho rằng, mối đe dọa của Moscow đối với Kiev sẽ làm suy yếu an ninh khu vực."Nga phải chấm dứt hoạt động quân sự của mình tại Ukraine", ông Rasmussen phát biểu trước khi bắt đầu cuộc họp bất thường của Hội đồng Bắc Đại Tây Dương - cơ quan quản lý chính của khối NATO, nhằm thảo luận về các tình hình hiện nay ở Ukraine./.