Trong đó, tự truyện đã tiết lộ chi tiết Slahi bị tra tấn, chịu nhục hình và nữ quản giáo lạm dụng tình dục, theo tờ Independent. 

tu_nhan_aofw.jpgTù nhân nhà tù Guantanamo, Mohamedou Ould Slahi (Ảnh Independent)

Tra tấn và lạm dụng tình dục 

Tự truyện của Slahi dày 466 trang, trải qua 7 năm đấu tranh pháp lý và vừa được ra mắt vào hôm 20.1. “Nhật ký tù Guantanamo” đã tiết lộ những cay đắng mà Slahi nếm trải trong 13 năm bị giam cầm không xét xử. 

Người tù đã trải lòng trong từng trang viết, rằng anh phải chịu đựng những nhục hình tàn bạo và đau đớn như giam trong phòng lạnh hàng giờ, bị ép uống nước muối, bắt quan hệ tình dục với nhiều người cùng lúc và bị đánh đập dã man. 

Slahi cho biết anh luôn bị ám ảnh bởi những buổi thẩm tra dài hàng giờ đồng hồ và mất ngủ triền miên trong vòng hai tháng. Những tù nhân bị thẩm vấn trong “tiếng nhạc cực lớn, các bức tranh quỷ quái và trở thành nô lệ tình dục”. 

“Tôi luôn hoảng sợ mỗi khi nghe thấy âm thanh từ những người gác tù. Họ gọi tôi bằng cách hét lớn trước cửa ngục. Tim tôi như muốn vỡ tung vì tôi luôn tưởng tượng đến những tình huống xấu nhất có thể xảy ra”, tờ Los Angeles Times trích dẫn “Nhật ký tù Guantanamo”. 

Mohamedou Ould Slahi, công dân của nước Cộng hòa Hồi giáo Mauritania, thuộc Tây Phi bị bắt vào năm 2002 vì cáo buộc tham gia tuyển mộ và huấn luyện các phần tử khủng bố trong sự kiện 11/9. Mỹ cũng cáo buộc Slahi là thành viên của tổ chức cực đoan Al Qaeda sau vụ đánh bom vào sân bay quốc tế Los Angeles tháng 1/2000. 

Trong tự truyện, Slahi cũng thừa nhận anh tham gia vào Al Qaeda trong những năm 90 với mục đích chống lại chính quyền Afghanistan lúc bấy giờ. Nhưng sau đó, người tù đã hoàn toàn cắt đứt liên lạc với tổ chức trước vụ khủng bố 11/9.

Góp tiếng nói ủng hộ giải tán nhà tù Guantanamo 

Theo Independent, những vụ tra tấn được Slahi kể lại trong “Nhật ký tù Guantanamo” trùng hợp với thời điểm Thượng viện Mỹ công bố kế hoạch “nâng cao tiến trình và phương pháp thẩm vấn tù nhân”. 

Người biểu tình đòi đóng cửa nhà tù Guantanamo (Ảnh: Reuters)

Luật sư của Slahi, ông Nancy Hollander trong một bài phỏng vấn với Independentđã chỉ trích: “Nước Mỹ từng lên tiếng chống tra tấn tù nhân, yêu cầu các nước phải truy tố những người tra tấn tù nhân nhưng nay, tại sao không có ai bị truy tố?”. 

Ông Hollander cũng chính là người đã cùng Slahi đấu tranh pháp lý đòi quyền ra mắt cuốn sách trong suốt 7 năm. Trước đó, Chính phủ Mỹ cho rằng cuốn tự truyện thuộc dạng “thông tin mật” và cần biên tập kĩ lưỡng trước khi xuất bản. 

Trong quyển sách, Slahi chia sẻ: “Tôi chỉ viết những gì tôi thấy và trải qua trực tiếp, không hề nói quá hay nói giảm nói tránh. Tôi trung thực với Chính phủ Mỹ, với những người anh em trong tù và với chính bản thân mình”./.