1.Đây được cho là đòn trả đũa của Triều Tiên đối với cuộc tập trận chung Mỹ- Hàn quy mô lớn chưa từng có.
Hàn Quốc tiếp tục gia tăng các biện pháp trừng phạt cứng rắn nhằm vào Triều Tiên, trong khi các bên không ngừng kêu gọi Triều Tiên “giữ bình tĩnh”, tránh làm phức tạp thêm tình hình.
Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA hôm 7/3, hối thúc Triều Tiên tuân thủ nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Phát biểu tại cuộc họp của cơ quan này tại Viena (Áo), Tổng Giám đốc IAEA Yukiya Amano cho biết, hiện IAEA không có thanh sát viên hạt nhân tại Triều Tiên nên khó có được lộ trình về kế hoạch hạt nhân của nước này.
Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner nhấn mạnh, lệnh trừng phạt cứng rắn nhất của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhằm vào Triều Tiên cho đến nay là nhằm mục đích gây sức ép để nước này quay trở lại các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.
Trong một diễn biến khác hôm nay, Cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIS) đưa ra cáo buộc rằng tin tặc Triều Tiên đã thâm nhập vào hệ thống điều khiển đường sắt và nghe trộm điện thoại của quan chức Hàn Quốc.
Mỹ coi những lời đe dọa của Triều Tiên là “nghiêm trọng”
2. Malaysia công bố báo cáo sơ bộ thứ 2 về vụ mất tích máy bay MH370
Hai năm sau vụ mất tích bí ẩn của chiếc máy bay mang số hiệu MH370 của Hãng Hàng không Malaysia (8/3/2014), các nhà điều tra quốc tế vẫn chưa thể đưa ra kết luận về điều gì đã xảy ra với chiếc máy bay xấu số. Đây vẫn là bí ẩn lớn nhất trong lịch sử hàng không thế giới.
Nhóm nghiên cứu quốc tế do Malaysia dẫn đầu hôm nay công bố báo cáo hàng năm về vụ mất tích bí ẩn của chiếc máy bay mang số hiệu MH370 của Hãng Hàng không Malaysia. Tuy nhiên, bản báo cáo đã không thể đưa ra bất kỳ thông tin mới nào liên quan tới bối cảnh vụ mất tích, ngoài tuyên bố: “Cho đến hôm nay vẫn chưa tìm thấy xác của chiếc máy bay MH370 dù hoạt động tìm kiếm vẫn đang diễn ra tại khu vực Nam Ấn Độ Dương”.
Ám ảnh nỗi đau thân nhân hành khách trên chuyến bay MH370
Điều này đồng nghĩa với việc, sự mất tích của chiếc máy bay Boeing 777 của Hãng hàng không Malaysia chỉ vài phút sau khi cất cánh từ Kuala Lumpur, với 239 hành khách và phi hành đoàn vẫn là một bí ẩn.
Trưởng Nhóm điều tra an toàn Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế Malaysia, ông Kok Soo Chon cho biết: “Tại thời điểm này, nhóm nghiên cứu vẫn tiếp tục tiếp tục làm việc nhằm hoàn thiện các phân tích, công tác tìm kiếm để đưa ra những kết luận, cũng như khuyến nghị an toàn trong 8 lĩnh vực có liên quan dựa trên sự biến mất của chiếc máy bay mang số hiệu MH370. Báo cáo cuối cùng sẽ được hoàn thành ngay khi mảnh vỡ của máy bay được xác định hay các hoạt động tìm kiếm kết thúc.”
3. Trung Quốc thách thức tuyên bố tự do đi lại của Mỹ ở Biển Đông
AP đưa tin, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 8/3 đã lên tiếng khẳng định đường lối cứng rắn mà Bắc Kinh bất chấp tất cả để theo đuổi ở Biển Đông. Theo đó, Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố sẽ không cho phép các quốc gia khác xâm phạm vào khu vực mà họ đơn phương tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông – vùng biển có ý nghĩa chiến lược trong khu vực.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. (Ảnh: Reuters) |
Lời cảnh báo của Ngoại trưởng Trung Quốc được cho là ám chỉ đến Mỹ, nước đã cử tàu hải quân tuần tra gần các đảo Trung Quốc bồi lấp trái phép ở Biển Đông. Bắc Kinh còn tuyên bố không hợp tác với Tòa án Trọng tài Quốc tế trong vụ kiện Trung Quốc của Philippines về yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trong 2 năm qua, Trung Quốc đã thực hiện một chương trình lớn, cải tạo các bãi đá, rạn san hô ở Biển Đông thành các đảo nhân tạo và xây dựng cơ sở quân sự, đường băng cho máy bay trên đó, bất chấp những lời chỉ trích của cộng đồng quốc tế.
4. Thủ tướng Israel Netanyahu đã từ chối gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng và hủy chuyến công du đến Washington.
Theo Reuters, thông tin trên được Nhà Trắng đưa ra ngày 7/3, theo đó, Chính phủ Israel đã đề nghị Nhà Trắng sắp xếp một cuộc gặp giữa ông Obama và ông Netanyahu trong ngày 18 hoặc 19/3 và từ hai tuần trước, ông Netanyahu đã chấp thuận gặp vào ngày 18/3.
Nhà Trắng: Thủ tướng Israel Netanyahu từ chối gặp ông Obama
Người phát ngôn Nhà Trắng Ned Price tuyên bố: “”Chúng tôi rất mong có thể tổ chức một cuộc gặp song phương và rất bất ngờ khi nhận được thông tin từ giới truyền thông rằng, ông Netanyahu thay vì chấp nhận lời mời của chúng tôi đã chọn cách hủy chuyến công du đến Mỹ. Thông tin cho rằng chúng tôi không thể sắp xếp mọi việc theo lịch trình của ông Netanyahu là hoàn toàn sai sự thật”.
Hiện vẫn chưa có thông tin gì từ văn phòng ông Netanyahu về việc ông hủy chuyến công du này trong bối cảnh hai nước đang tiến tới đàm phán về một thỏa thuận hỗ trợ quốc phòng trong vòng 10 năm trị giá hàng tỷ USD mà Mỹ dành cho Israel.
5. IS âm mưu tấn công Nga, đe dọa ông Putin
Trong video mới tung ra, một thủ lĩnh IS khu vực Caucasus đe dọa Tổng thống Nga Vladimir Putin bằng cảnh báo sẽ tổ chức tấn công trên đất Nga.
Hơn 200 tay súng IS tạo phản, giết chết thủ lĩnh
Video này được công bố cuối tuần trước, được xác nhận là của chi nhánh của phiến quân IS ở miền bắc Caucasus, thuộc Nga. Các tay súng đứng dàn hàng ngang sau lưng kẻ được cho là Thủ lĩnh IS khu vực Caucasus, thể hiện sự ủng hộ phiến quân. Trong đoạn video, nhóm phiến quân cũng phô trương những loại vũ khí mà chúng sở hữu như xe tăng hay khẩu pháo cỡ nòng lớn.
Thủ lĩnh nhóm phiến quân trong đoạn video kêu gọi những kẻ trung thành từ vùng Caucasus cùng nhiều nơi khác ở Nga hãy ủng hộ chúng bằng cách dùng “dao hoặc dây thừng” để chiến đấu.
Vào tháng 6/2015, lực lượng IS chi nhánh Caucasus lần đầu lên tiếng ủng hộ Thủ lĩnh tối cao Abu Bakr al-Baghdadi tiến hành “Thánh chiến”. Nhóm này tuyên bố chính thức ra mắt vào thời điểm đó với mục đích chống lại những “kẻ phản bội tôn giáo” tại Nga.
Kể từ thời điểm Nga tiến hành không kích tiêu diệt các phần tử khủng bố ở Syria tháng 9/2015, chủ yếu nhằm vào IS, phiến quân đã nhiều lần dọa tấn công Moscow. Vào tháng 11/2015, IS nhận trách nhiệm vụ đánh bom máy bay chở khách của Nga tại Ai Cập./.