1. Hôm 29/4 Ngoại trưởng Nga và Trung Quốc đãlên tiếng ủng hộ lẫn nhaukhi họ cùng tố cáo sự can thiệp của bên ngoài vào tình hình bán đảo Triều Tiên và Biển Đông. Cả Nga và Trung Quốc cùng nỗ lực ngăn cản ảnh hưởng của Washington và đồng minh của nước này, đặc biệt là ở châu Á.

Sau cuộc hội đàm ở Bắc Kinh, Ngoại trưởng Sergei Lavrov của Nga và Vương Nghị của Trung Quốc tuyên bố các bên không có yêu sách chủ quyền thì đừng đứng về bất cứ bên nào trong tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Đông.

Về Biển Đông (mà Trung Quốc nhận vơ gần như toàn bộ), ông Lavrov khẳng định rằng các nước bên ngoài không nên can thiệp. Ý ông Lavrov ám chỉ Mỹ - một nước luôn thách thức các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.

2. Mộtlệnh ngừng bắn mới tại Syriasẽ chính thức có hiệu lực vào nửa đêm hôm nay (30/4, theo giờ địa phương), đánh dấu nỗ lực chung lần thứ 2 của Mỹ và Nga trong năm nay nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài hơn 5 năm qua tại Syria.

Theo thỏa thuận đạt được hôm qua giữa Nga và Mỹ, bắt đầu từ nửa đêm hôm nay, “cơ chế im lặng” sẽ chính thức có hiệu lực tại 2 mặt trận: một ở phía Bắc thành phố duyên hải Latakia, hiện do quân đội Syria kiểm soát và một ở Ghouta do phe đối lập kiểm soát nằm ở phía Đông thủ đô Damascus.

Dù thừa nhận tình trạng xung đột tại Aleppo là không thể chấp nhận và đáng lo ngại, song Nga và Mỹ lại không thể đi tới một thỏa thuận ngừng bắn tại khu vực này.

3. Nhóm tiếp xúc về Ukraine vừa nhất trí về những nỗ lực mới nhằm tuân thủ lệnhngừng bắn hoàn toàn tại miền Đông Ukrainebắt đầu từ nửa đêm 30/4 nhân dịp lễ Phục sinh và ngày Quốc tế Lao động 1/5.

Ukraine. Đồ họa: Washington Post.

Tuy nhiên, các bên đã không đạt được thỏa thuận về trao đổi tù binh.

Phát biểu với báo giới sau cuộc họp của Nhóm tiếp xúc, Đặc phái viên của Chủ tịch Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), Martin Saidic nhấn mạnh, thỏa thuận vừa nêu là một bước tiến quan trọng, đồng thời bày tỏ hy vọng lệnh ngừng bắn tại Donbass sẽ được duy trì lâu dài. Đây đã là thỏa thuận ngừng bắn hoàn toàn thứ 8 kể từ năm 2014. 

4. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm 29/4 bắt đầu thảo luận dự thảo tuyên bố kêu gọi thực thi các biện pháptrừng phạt nghiêm khắc đối với Triều Tiên.

Động thái này diễn ra sau khi Triều Tiên tiến hành thử tên lửa tầm trung trong những ngày qua.

Bước đi này được tiến hành trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên tiếp tục leo thang, với liên tiếp những tuyên bố và động thái răn đe lẫn nhau của các bên liên quan.

Dự thảo tuyên bố đang được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thảo luận yêu cầu tất cả các nước thành viên Liên Hợp Quốc chậm nhất là tới ngày 31/5 phải đưa ra “các biện pháp cụ thể”  nhằm thực hiện nghị quyết 2270 thông qua hôm 2/3 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc gia tăng các biện pháp trừng phạt quốc tế với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Một Ủy ban trừng phạt của Liên Hợp Quốc cũng được giao trọng trách tăng cường các nỗ lực thúc đẩy việc thực hiện Nghị quyết. Theo các nhà ngoại giao, văn kiện sẽ được thông qua trong những ngày cuối tuần này hoặc chậm nhất là tuần sau.  

5. Trung tâm điều phối cứu hộ Na Uy vừa xác nhận đã tìm thấy 11 thi thể trong vụ tai nạn máy bay trực thăngở bờ biển phía Tây Na Uy ngày 29/4.

Lực lượng cứu hộ đến hiện trường máy bay rơi. Ảnh: Reuters.

Lực lượng cứu hộ đang tìm kiếm 2 người mất tích, song cơ hội tìm thấy họ còn sống là rất mong manh. Trong số 13 nạn nhân có 1 người Anh, một người Italy và còn lại mang quốc tịch Na Uy. Tất cả đều làm việc cho tập đoàn dầu khí quốc gia Na Uy Statoil.

Vụ tai nạn xảy ra gần bờ biển thành phố Bergen khi đang từ giàn khoan dầu bay về sân bay. Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân máy bay rơi. Chiếc trực thăng gặp nạn thuộc loại Eurocopter của Cơ quan hàng không dân dụng Na Uy. Vào năm 2012-2013, loại máy bay này đã từng bị hạn chế bay do những lỗi liên quan đến hộp số.

Năm 1997, một vụ tai nạn máy bay tương tự đã xảy ra trên biển Na Uy khi một chiếc trực thăng đang bay ra một giàn khoan ngoài khơi, làm toàn bộ 12 người trên máy bay thiệt mạng./.