1. Bất chấp việc có tên trong “Hồ sơ Panama” về các cá nhân chuyển tiền ra nước ngoài, Thủ tướng Iceland Gunnlaugssontuyên bố không từ chức.

the_gioi_1_qcgk.jpg
Ông Gunnlaugsson. Ảnh: Bloomberg.

Phe đối lập tại Iceland đã kêu gọi Thủ tướng Gunnlaugsson và chính phủ từ chức sau khi bê bối trốn thuế “Hồ sơ Panama” bị phanh phui, trong đó có liên quan tới phu nhân Thủ tướng.

Có tới hơn 10.000 người dân nước này tập trung tại quảng trường bên ngoài tòa nhà Quốc hội để biểu tình và kêu gọi Thủ tướng Gunnlaugsson từ chức. Một chiến dịch vận động trên mạng internet kêu gọi ông cũng Gunnlaugsson từ chức thu thập được khoảng 23.000 chữ ký ủng hộ.

Ngoài Iceland, vụ scandal Hồ sơ Panama vừa được những tờ báo hàng đầu châu Âu đưa ra đang khiến chính trường nhiều nước châu Âu khác rúng động.

Tại Pháp, nơi tờ Le Monde là một trong 2 tờ báo lớn đầu tiên của châu Âu, cùng với tờ Nhật báo Nam Đức đưa vụ việc ra ánh sáng, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã ngay lập tức tuyên bố chính quyền của ông sẽ cho tiến hành điều tra những nhân vật và công ty Pháp có dấu hiệu làm ăn mờ ám trong vụ scandal này.

Theo truyền thông Đức, ít nhất gần 30 ngân hàng Đức có liên quan đến hoạt động trốn thuế và rửa tiền nêu trong “Hồ sơ Panama” mới công bố.

Truyền thông Đức hôm 4/4 tiết lộ, khoảng 30 ngân hàng tại nước này, trong đó có cả những ngân hàng lớn như Deutsche Bank và Commerbank có liên quan tới hoạt động trốn thuế và rửa tiền, với sự trợ giúp của công ty luật Mossack Fonseca ở Panama.

2. Hôm 5/4 tại thành phố Vienna, Áo, diễn racác cuộc đàm phángiữa đại diện chính phủ Azerbaijan và Armenia nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài hơn 20 năm qua tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh, dưới sự bảo trợ của Pháp, Mỹ và Nga, những nước đồng chủ tịch nhóm hòa giải quốc tế Minsk thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu.

Giao tranh giữa quân đội Armenia và Azerbaijan hôm 4/4 đã làm ít nhất 13 người thiệt mạng. Kể từ khi xung đột bùng phát hôm 2/4 vừa qua, đã có ít nhất 40 binh sĩ của cả 2 phía và 6 dân thường thiệt mạng, trong khi hơn 200 người khác bị thương.

>> Xem thêm: Mỹ, Nga thảo luận tình hình xung đột Armenia-Azerbaijan gia tăng

3. Các chuyên gia bom mìn của Nga cùng máy dò tìm và chó nghiệp vụ đã được cử tới Palmyra đểxử lý các bẫy bom mìnmà IS cài.

Lực lượng công binh của Nga đã vô hiệu hóa hơn 120 quả bom và dọn sạch tuyến đường dài hơn 1km ở ngoại ô thành cổ Palmyra của Syria, sau khi quân đội nước này đánh bật nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

4. Bộ trưởng Tư pháp Iran Sadeq Amoli Larijani ngày 4/4 đã cáo buộc Mỹ vi phạm Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA) theo Thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và các cường quốc thế giới hồi tháng 7/2015.

Bộ trưởng tư pháp Iran Larijani. Ảnh: almanar.

Ông Larijani khẳng định Mỹ đã ngăn cản các nỗ lực của Iran trong các hoạt động kinh tế với các nước khác trên thế giới thông qua việc gây sức ép lên các công ty để không đầu tư tại Iran.

Ông Larijani nhấn mạnh Mỹ cần biết rằng Iran sẽ không bao giờ thỏa hiệp lợi ích của mình dưới bất kỳ sức ép nào.

5. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan vừa tuyên bố sẽloại bỏ tận gốc lực lượng người Kurdnổi dậy sau khi hết thời gian hòa đàm với PKK.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. Ảnh: turcopolier.typepad.com.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan hôm qua (4/4) nói rằng thời gian để đàm phán hòa bình với nhóm phiến quân Đảng công nhân người Kurd (PKK) đã hết.

Ông khẳng định sẽ loại bỏ tận gốc lực lượng đã nổi dậy trong hơn 3 thập kỷ qua tại Thổ Nhĩ Kỳ./.