1.Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg hôm nay (8/10) cho biết, liên quân do Mỹ dẫn đầu cần phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng và tình trạng mất an ninh, ổn định theo nhiều chiều hướng khác nhau, trong đó có việc Nga tăng cường hoạt động quân sự ở Syria.
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg. (ảnh: Reuters) |
Phát biểu trước thềm cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng NATO ở Brussels, Bỉ, ông Stoltenberg cho biết, liên quân sẽ xem xét hành động của Nga tại Syria thời gian gần đây. Bộ trưởng Quốc phòng các nước NATO sẽ đánh giá động thái này của Nga cũng như các biện pháp đang thực hiện để trang “bị lại cho liên quân đáp ứng những yêu cầu xuất phát từ các thách thức an ninh hiện nay”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và những người đồng cấp cũng sẽ thảo luận về tình hình Syria trong bối cảnh tàu chiến của Nga hôm qua bắn một số quả tên lửa hành trình trong cuộc tấn công đầu tiên kết hợp trên không và trên bộ với quân đội chính phủ Syria kể từ khi triển khai chiến dịch quân sự tại quốc gia Trung Đông này tuần trước.
Tàu chiến Nga phóng tên lửa diệt IS ở Syria từ khoảng cách 1.500km
2.Trong khi Mỹ và liên quân cáo buộc chiến dịch không kích của Nga không phải nhằm vào IS thì một đại diện Syria nói rằng 40% cơ sở của IS đã bị phá hủy.
Sputnik dẫn lời Thiếu tướng Igor Konashenkov phản bác lại quan điểm Nga không nhằm vào mục tiêu phiến quân Nhà nước hồi giáo tự xưng (IS) rằng: “Mỹ và liên quân đã không kích cả năm nay tại Syria và Iraq nhưng có phải lúc nào mục tiêu của họ cũng là nhằm vào các nhóm khủng bố đâu”.
Vị trí Nga không kích phiến quân IS tại Syria. (ảnh: Bộ Quốc phòng Nga) |
Ông Igor Konashenkov nói điều này ngày 7/10 sau những lời chỉ trích của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói hôm 6/10: “Tôi e rằng mục tiêu của Nga không phải là IS mà là lực lượng đối lập Syria và dân thường”.
Theo phía Syria, chiến dịch không kích hơn 1 tuần qua của Nga đã phát huy được một số hiệu quả. Ông Riad Haddad, đại sứ Syria tại Nga nói rằng có khoảng 40% cơ sở hạ tầng của IS đã bị phá hủy kể từ khi Nga khởi động chiến dịch không kích những vị trí của phiến quân IS tại Syria: “Theo số liệu của chúng tôi, khoảng 40% cơ sở bị phá hủy, rất nhiều kẻ khủng bố bị tiêu diệt. Giờ chúng đang tháo chạy về phía biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, khu vực vốn là nơi ẩn náu truyền thống của chúng”.
Bộ Quốc phòng Nga cũng cho biết, trong cuộc không kích gần Aleppo hôm Chủ nhật vừa qua, Nga đã xóa sổ gần như toàn bộ các phương tiện phòng không của lực lượng khủng bố.
Xem thêm: Nga không kích phá hủy 40% cơ sở của IS
3.Lần đầu tiên Mỹ lên tiếng về nguy cơ “va chạm” với máy bay Nga kể từ khi Moscow mở chiến dịch không kích IS tại Syria cuối tháng trước.
Một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ nói với CNN, 2 máy bay F-16 của Mỹ khởi hành từ căn cứ không quân Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ trên đường tới thành trì của IS tại Raqqa đã phải chuyển hướng không thể hoàn thành nhiệm vụ do “chạm trán” với tiêm kích Nga.
Mỹ tố chiến đấu cơ của Nga chặn máy bay không người lái Mỹ ở Syria
Quan chức này nói rằng: “Khi điều này lần đầu tiên xảy ra, chúng tôi nghĩ là bình thường, Nga có thể đã đến đó trước. Nhưng sự việc còn tái diễn 2 lần nữa”.
Kể từ khi Nga bắt đầu các chiến dịch không kích IS tại Syria, các phi công Mỹ đã nhận lệnh phải thay đổi đường bay của mình nếu phát hiện máy bay của Nga trong phạm vi 20 dặm. Quan chức Mỹ cho biết vụ việc kiểu như vậy xảy ra liên tục vài ngày gần đây.
Xem thêm: Mỹ nhất định không hợp tác với Nga để đánh IS tại Syria
4.Tổng thống Pháp Francois Hollande đưa ra lời cảnh báo về một cuộc chiến tranh toàn diện tại khu vực Trung Đông nếu mọi giải pháp hòa bình thất bại.
Phát biểu trước Nghị viện châu Âu ngày hôm qua 7/10, Tổng thống Pháp Hollande cho rằng, các nhà lãnh đạo châu Âu đang đứng trước những thách thức được đặt ra bởi tình hình bất ổn khu vực Trung Đông – nơi hàng trăm nghìn người dân phải tị nạn chiến tranh đang ồ ạt di cư đến châu Âu.
Tổng thống Pháp Francois Hollande. (ảnh: convergences.org) |
Tổng thống Pháp kêu gọi tất cả các quốc gia đều phải chung tay giải quyết các vấn đề khu vực.
Tổng thống Hollande cũng cảnh báo, các xung đột chính trị cũng như tôn giáo giữa lực lượng Hồi giáo dòng Shi’ite và dòng Sunni ở Trung Đông đang trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết. Nó có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh “toàn diện” tại khu vực, điều này sẽ ảnh hưởng đến châu Âu và các nước cần phải nhanh chóng hành động.
5.Bà Hillary Clinton, người từng ủng hộ Hiệp định TPP khi còn là Ngoại trưởng Mỹ, bất ngờ thay đổi thái độ hôm 7/10.
Trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Judy Woodruff đài PBS Newshour, Mỹ: “Tôi đang không ủng hộ những gì tôi biết về nó (hiệp định này)”.
“Tôi đã cố gắng tìm hiểu càng nhiều về thỏa thuận này. Nhưng nó lại càng khiến tôi lo lắng. Thỏa thuận này sẽ không có đủ biện pháp để chống lại hoạt động thao túng tỷ giá hoặc bảo vệ người tiêu dùng khỏi mức giá thuốc quá cao. Có rất nhiều câu hỏi chưa thể trả lời được”. Bà Clinton nói.
Hiệp định lịch sử TPP: Báo chí thế giới và Trung Quốc bình luận gì?
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hoàn tất đàm phán giữa 12 quốc gia thành viên đầu tuần này được cho là một thắng lợi của ông Barack Obama trong nhiệm kỳ 2 làm Tổng thống Mỹ.
Reuters cho rằng sự thay đổi thái độ với TPP sẽ giúp bà Clinton có được sự ủng hộ của các tổ chức công đoàn và các thành viên Đảng Dân chủ theo đường lối tự do vốn lo ngại TPP sẽ khiến người lao động Mỹ mất việc làm và làm suy yếu các quy định pháp luật về môi trường.
6.Ukraine sẽ phân bổ khoảng 118 triệu USD để tái thiết các khu vực do chính phủ kiểm soát tại miền Đông nước này sau các cuộc xung đột.
Phó chủ tịch thứ nhất của Ủy ban phụ trách chính sách công nghiệp và kinh doanh của quốc hội Ukraine, ông Maksim Efimov thông báo như vậy hôm qua 7/10.
Quân đội Ukraine bắt đầu rút đạn cối khỏi khu vực Lugansk
Phát biểu với báo chí tại thủ đô Kiev, ông Maksim Efimov nêu rõ, trước hết, nguồn quỹ này sẽ được dùng cho việc tu sửa các trường học, nhà cửa và đường xá, tiếp đến là trả lương cho giáo viên, nhân viên y tế và các nhân viên khác đang làm việc trong khu vực công. Phần lớn nguồn quỹ sẽ được phân bổ cho các thành phố tại khu vực Donetsk.
Giao tranh giữa quân đội chính phủ và phe đối lập bùng phát tại miền Đông Ukraine vào tháng 4 năm ngoái đã gây thiệt hại lớn đối với cơ sở hạ tầng ở khu vực này.
Theo số liệu chính thức của chính phủ Ukraine, khoảng 6.500 ngôi nhà, 151 nhà máy cung cấp nước sạch và hơn 310 km đường ống cho hệ thống sưởi ấm tại Lugansk và Donetsk cần phải sửa chữa gấp rút trước khi mùa đông tới./.