Đây là một đầu mối quan trọng về một bí ẩn lâu nay đối với giới khoa học,về việc tại sao một hành tinh từng giống với Trái Đất bị biến thành một sa mạc lạnh và khô như hiện nay.

Ngày 8/3 trước đó, du thuyền vũ trụ mang tên “Sứ mệnh Khí quyển và Tiến hóa bất ổn của Sao Hỏa", (MAVEN) đã bắt được một cơn bão siêu bão Mặt Trời đang nuốt bầu khí quyển của hành tinh. 

mars_0_1377763433_bscw.jpg
Sao Hỏa đã từng có sự sống trước đây? (ảnh: ITN). 

Giáo sư Bruce Giakosky thuộc Đại học Colorado cho biết, việc thổi bay dần bầu khí quyển mỏng manh của Sao Hỏa xảy ra hàng trăm triệu năm về trước: “Cho đến 3,7 tỷ năm về trước, nước dường như rất phong phú và chảy trên bề mặt trên Sao Hỏa. Tuy nhiên, các tia bức xạ Mặt Trời đã dần tước đi bầu khí quyển ở Sao Hỏa. Hiện tượng này xảy ra trong cùng khoảng một thời gian”.

Giáo sư Giakosky cho biết thêm: “Đó là khi các tia cực tím từ ánh sáng Mặt Trời sản sinh ra các hạt poton, và gió Mặt Trời càng làm chúng trở nên mạnh hơn. Vì vậy chúng tôi nghĩ rằng, sự biến mất của bầu khí quyển xảy ra cách đây 4,2 đến 3,7 triệu năm trước”.

Không giống như Trái Đất, Sao Hỏa không có từ trường để bảo vệ nên bầu khí quyển ở hành tinh Đỏ này đã bị các luồng tia bức xạ cực tím, sức mạnh của các vụ nổ khí hay các hạt từ tính phát ra phá hủy hoàn toàn. 

Trong quá trình nghiên cứu không gia vũ trụ, tàu MAVEN chứng kiến tháng 3 và tháng 9 là thời điểm bão Mặt Trời hoạt động mạnh nhất. Những vụ nổ siêu bão Mặt Trời thường giải phóng các bức xạ dẫn đến hiện tượng phun trào nhật hoa (corona) đồng thời làm bùng phát các đám mây tích điện khổng lồ vào không gian.

Nghiên cứu của tàu vũ trụ MAVEN tiếp tục  giúp các nhà khoa học kết nối những mảnh ghép về sự hiểu biết và phát hiện từ trước này về Hành tinh Đỏ, để từ đó có thể lý giải một cách rõ ràng nguyên nhân tại sao, một hành tinh từng giống với Trái Đất, giờ lại trở lên khô cằn và lạnh lẽo như ngày nay. Và nghiên cứu của NASA cũng cho chúng ta hiểu rằng Sao Hỏa từng có đầy đủ các điều kiện cần thiết để tồn tại sự sống./.