Đồng thời, cơ quan này cũng cảnh báo rằng những biện pháp mà Israel đang áp dụng đối với khu vực tài chính của Palestine sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế quốc gia này.

Trong bản báo cáo công bố trước thềm cuộc họp các nhà tài trợ tại New York vào ngày 23/9 tới, IMF cho biết chính quyền Palestine đang phải đối mặt với mức thâm hụt ngân sách hàng năm lên tới 300 triệu USD.

Trong trung hạn, tình hình tài chính của Palestine có khả năng sẽ rơi vào khủng hoảng, nếu như tình trạng thâm hụt ngân sách lớn và dòng đầu tư bất ổn vẫn tiếp tục tồn tại.

imf_copy.jpg
Người dân Palestine gặp quá nhiều khó khăn do hạn chế tài chính từ Israel (Ảnh: Fox News)

Báo cáo cũng cho biết, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội của Palestine trong năm nay dự báo sẽ giảm còn 4,5%; thấp hơn so với mức 5,9% trong năm ngoái.

Quỹ tiền tệ quốc tế cũng đưa ra nhận định rằng những biện pháp thắt chặt của Israel đối với kinh tế Palestine đã cản trở tăng trưởng của lĩnh vực tư nhân, khiến cho nền kinh tế quốc gia rơi vào tình trạng đình trệ.

Cơ quan Viện trợ quốc tế Oxfam cũng cho biết, trong khi các bên đang trong tiến trình đàm phán hòa bình.

Các biện pháp gây cản trở tăng trưởng kinh tế Palestine của Israel đã khiến cho cuộc sống của người dân Palestine trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Hơn thế, điều này còn có thể làm ảnh hưởng đến kết quả của cuộc đàm phán.

Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, các chuyên gia kinh tế quốc tế đã chuẩn bị lên kế hoạch thúc đẩy nền kinh tế Palestine thoát khỏi sự đình trệ.

Họ hy vọng kế hoạch này cùng với những động thái tích cực trong tiến trình hòa bình sẽ có thể tạo ra những lợi ích kinh tế rõ rệt đối với Palestine, bao gồm mục tiêu giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói hiện nay.

Trước đó, vào cuối tháng 5 vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã công bố kế hoạch thúc đẩy kinh tế Palestine thông qua việc thu hút 4 tỷ USD từ nguồn đầu tư tư nhân và cho rằng kế hoạch này sẽ thúc đẩy các hoạt động kinh tế và cải thiện đời sống của người dân Palestine. /.