Những người biểu tình quá khích bị cảnh sát bắt giữ nhằm ngăn ngừa bạo lực bùng phát tại buổi tuần hành tưởng niệm một năm thanh niên da màu Michael Brown bị bắn chết ở thị trấn Ferguson, bang Missouri ngày 9/8/2014. (Ảnh: AFP)
Theo cảnh sát địa phương, trong tối 10/8, có 22 người bị bắt giữ do vi phạm lệnh về tình trạng khẩn cấp ban hành hôm đó, ngoài ra có 63 người bị bắt do tìm cách phong tỏa một tuyến đường cao tốc và 57 người bị bắt do biểu tình vượt qua hệ thống hàng rào an ninh được dựng lên xung quanh một tòa án ở thành phố St. Louis. (ảnh: AFP)
Một số cuộc biểu tình trong vài ngày qua đã biến thành bạo động với các vụ nổ súng, ném đá và chai lọ vào lực lượng cảnh sát. (ảnh: AFP)

Cư dân Ferguson tham gia biểu tình vì họ bất bình với phán quyết của Tòa án trong vụ cảnh sát bắn chết thanh niên da màu 18 tuổi Michael Brown. (ảnh: AP)
Bố mẹ 
Michael Brown tham gia biểu tình ở Ferguson hôm 10/8/2015. (ảnh: Getty)
Vụ Ferguson thổi bùng bất bình trong mối quan hệ giữa lực lượng cảnh sát, chủ yếu là da trắng, với cộng đồng người da đen ở nước Mỹ. (ảnh: Getty)
Bất chấp việc những cảnh sát da màu đã đến trấn an người dân, không nên manh động trong lễ tưởng niệm cái chết của Michael Brown hôm 9/8 ở Ferguson, người dân thị trấn vẫn không thể nguôi ngoai nỗi bất bình. (ảnh: AFP)
Sau vụ Ferguson, nước Mỹ đã ban hành 40 biện pháp ngăn chặn nạn cảnh sát bạo hành người da đen, như gắn máy quay lên đồng phục cảnh sát, giáo dục lại về định kiến màu da, mở các cuộc điều tra độc lập đối với các trường hợp cảnh sát sử dụng vũ lực, giới hạn các loại trang bị dành cho cảnh sát từng địa phương. Tuy nhiên, những biện pháp này là chưa đủ để tạo dựng niềm tin với người da màu. (ảnh: AFP)
Ảnh chụp Camera hiện trường vụ thanh niên da màu Brown bị bắn chết hôm 9/8/2014. 
Ngay sau cái chết của Brown, thanh niên da màu ở thị trấn Ferguson đã xuống đường tuần hành phản đối cảnh sát da trắng Darren Wilson đã lạm dụng chức vụ để giết người da màu, khơi lên mối phân biệt chủng tộc vẫn âm ỉ với nước Mỹ.
Phán quyết của Tòa án tha bổng cho viên cảnh sát Darren Wilson, người đã bắn chết 
Michael Brown khiến công đồng người da màu phản ứng dữ dội. (ảnh: Getty)
Vụ tưởng niệm 1 năm ngày mất của 
Michael Brown một lần nữa thổi bùng lên mâu thuẫn sắc tộc, vốn là cơn ác mộng của nước Mỹ tại nhiều bang. (ảnh: Getty)
Bạo loạn có dấu hiệu leo thang khi những kẻ quá khích còn sử dụng súng để bắn vào cảnh sát. (ảnh: Getty)
Ngày 11/8, Mỹ phải tăng cường lực lượng cảnh sát tại Ferguson và ban bố tình trạng khẩn cấp tại nhiều nơi ở nước Mỹ.