binh_si_tqzn.jpg
Người dân Thổ Nhĩ Kỳ giao nộp một số binh sĩ tham gia đảo chính cho cảnh sát. Ảnh AP

Ông Michael Rubin, một nhà nghiên cứu người Thổ Nhĩ Kỳ đã nêu ra 3 lý do dẫn tới cuộc đảo chính tại nước này trên tạp chí Foreign Policy: “Cuộc đảo chính là không thể tránh khỏi ư? Có thể là không. Nhưng những kẻ tiến hành đảo chính có thể đã tin rằng, họ đang cứu Thổ Nhĩ Kỳ khỏi tình trạng mất kiểm soát ngày càng gia tăng.

Ông Erdogan đã cam kết sẽ đại diện cho toàn thể người Turk điều hành đất nước nhưng ông ấy đã không làm tốt phận sự của mình.

Ông ấy hứa cải thiện kinh tế nhưng tham nhũng lại tràn lan, đồng nội tệ bất ổn và suy thoái thấy rõ.

Ông ấy cam kết hòa bình nhưng chính sách hiếu chiến của ông ấy đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ bị Trung Đông cô lập và phương Tây xa lánh.

Ông ấy hứa đảm bảo an ninh, nhưng chính những người Turk cũng lo ngại các vụ đánh bom gần đây mới chỉ là “bề nổi của tảng băng”.

Những kẻ lên kế hoạch đảo chính tin rằng, việc ông Erdogan tiếp tục củng cố quyền lực của mình sẽ khiến cuộc đảo chính lần này là cơ hội cuối cùng của họ”.

Cùng chung quan điểm này, ông Michael Stephens, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu về Trung Đông nhận định, cuộc đảo chính lần này sẽ gây tổn hại rất lớn đến nỗ lực giành thêm nhiều quyền lực của ông Erdogan.

Việc ông Erdogan “mất tích” trong một số thời điểm của cuộc đảo chính đã khiến nhiều người cho rằng, ông không còn kiểm soát được đất nước nữa.

Cuộc đảo chính cho thấy sự thất vọng sâu sắc của người dân Thổ Nhĩ Kỳ đối với chính sách của ông Erdogan trong việc làm giảm quyền lực của Quốc hội và tăng quyền lực của bản thân.

Ông Fadi Hakura thuộc Viện Nghiên cứu Hoàng gia Anh về các vấn đề quốc tế cho rằng, dù ông Erdogan đã dập tắt được cuộc đảo chính, nhưng việc nó đã diễn ra cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ đang ngày càng bất ổn về chính trị và bị tác động mạnh mẽ bởi sự chia rẽ tại Trung Đông./.