Trước đó theo một số nguồn tin truyền thông, nhà chức trách Ai Cập đã tiến hành bắt giữ một thợ máy mà anh họ của người này đã tham gia tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria, bị nghi đã đặt bom trên máy bay.

Cùng với đó, nhà chức trách Ai Cập cũng đã bắt giữ hai cảnh vệ tại khu vực sân bay và một người kiểm tra hành lý tại sân bay bị tình nghi đã hỗ trợ để người thợ máy này có thể đặt bom trên máy bay.

maybat_yafn.jpg
Hiện trường máy bay rơi

Mặc dù Nga và các nước phương Tây đã khẳng định chiếc máy bay của Nga bị đặt bom, nhóm khủng bố tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng cũng đã thừa nhận là thủ phạm gây ra vụ việc, nhưng đến nay chính quyền Ai Cập vẫn tuyên bố chưa tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy “có bàn tay” khủng bố trong vụ rơi máy bay thảm khốc của Nga.

Bởi bất cứ khẳng định chính thức nào của Ai Cập rằng máy bay của Nga đã bị đánh bom cũng có nghĩa là Ai Cập sẽ phải bồi thường cho gia đình các hành khách trong vụ tai nạn máy bay trên.

Chiếc máy bay của Hãng hàng không Nga gặp nạn hôm 31/10/2015, khi đang trên hành trình bay từ khu nghỉ mát nổi tiếng Sharm El-Sheikh của Ai Cập tới thành phố Saint Petersburg của Nga, khiến toàn bộ 224 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.

Ngay sau vụ tai nạn, Nga đã dừng tất cả các chuyến bay tới Ai Cập sau khi một máy bay của Hãng hàng không Kogalymavia của Nga bị rơi tại bán đảo Sinai của Ai Cập./.