Cùng ngày, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia (NTSB) của nước này cũng tuyên bố tương tự.

Reuters dẫn lời đại diện của FBI cho biết, trong nhiều ngày qua, họ đã nhiều lần đề nghị hỗ trợ các nhà điều tra của Nga và Ai Cập tham gia cuộc điều tra vụ tai nạn nói trên, tuy nhiên, lời đề nghị của họ cho đến nay vẫn không được chấp thuận.

hien_truong_may_bay_ai_cap_jkdz.jpg
Hiện trường vụ máy bay Nga rơi tại Ai Cập. Ảnh Reuters

Trong khi đó, người phát ngôn của NTSB cho biết, trong vài ngày qua, NTSB đã phải trả lời nhiều câu hỏi liên quan đến kỹ thuật của các nhà điều tra của Ai Cập một cách không chính thức. Một vài câu hỏi có liên quan đến động cơ của chiếc máy bay A321 do Tập đoàn Pratt & Whitney của Mỹ chế tạo.

Tuy nhiên, theo NTSB, cả hai bên đều không đưa ra một thỏa thuận chính thức nào về việc hợp tác điều tra vụ máy bay Nga rơi tại Ai Cập nói trên.

NTBS cho biết, họ thường được đề nghị tham gia các vụ điều tra tai nạn hàng không ở nước ngoài dù chiếc máy bay hoặc động cơ máy bay có được chế tạo tại Mỹ hay không.

Trong khi đó, FBI thường được mời điều tra nếu nghi ngờ có bàn tay khủng bố đứng đằng sau vụ việc.

Theo NTSB, họ mới chỉ đề nghị hỗ trợ cho Ai Cập vì chiếc máy bay Nga rơi tại đây và giới chức Ai Cập phụ trách cuộc điều tra này. Hiện vẫn chưa có nhân viên nào của NTSB đến Ai Cập để hỗ trợ giới chức nước này.

Rất nhiều nhà điều tra Mỹ và châu Âu tin rằng, chiếc máy bay này đã bị gài bom. Tuy nhiên, họ cũng không loại trừ khả năng máy bay bị lỗi động cơ hoặc các nguyên nhân khác. Trong khi đó, chi nhánh của IS trên bán đảo Sinai đã ra tuyên bố nhận trách nhiệm vụ tai nạn máy bay nói trên.

Các chuyên gia Mỹ cho biết, cả Nga và Ai Cập đều không muốn chia sẻ thông tin về cuộc điều tra của mình cho phía Mỹ.

Quan hệ giữa giới chức Ai Cập và NTSB đã căng thẳng từ năm 1999 sau vụ tai nạn của chiếc máy bay Egyptair 990 của Ai Cập ngoài khơi thành phố Massachusetts (Mỹ) khi chiếc máy bay này đang bay từ New York (Mỹ) đến Cairo (Ai Cập).

Tại thời điểm đó, các nhà điều tra của NTSB kết luận, chiếc máy bay này lao xuống biển do cơ phó tìm cách tự sát. Trong khi đó, giới chức Ai Cập cho rằng, vụ rơi máy bay này là do lỗi động cơ./.