Trước đó, Bộ VHTTDL đã ban hành quyết định về việc giao Viện Mỹ thuật (Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hà Nội, Sở VHTTDL tỉnh Nam Định, tỉnh Bình Dương và các cơ quan liên quan xây dựng Hồ sơ đa quốc gia “Nghệ thuật Sơn Mài” (Nghề Sơn Mài truyền thống) đề nghị UNESCO đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Về việc này, UBND TP. Hà Nội giao Sở Văn hóa và Thể thao, UBND các huyện Thường Tín, Phú Xuyên phối hợp chặt chẽ với Viện Mỹ thuật (Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam) xây dựng hồ sơ đa quốc gia Nghệ thuật sơn mài (nghề sơn mài truyền thống) đệ trình UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

151004-1.jpg

Ở Việt Nam, sơn mài có lịch sử lâu đời và đã được phát triển từ nghề thủ công truyền thống sang nghề thủ công mỹ nghệ và cao hơn là nghệ thuật tạo hình hiện đại. Ảnh: TL.

Nghề sơn mài truyền thống có ở một số nước Đông Á, Đông Nam Á (tiêu biểu là Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc).

Ở Việt Nam, sơn mài có lịch sử lâu đời và đã được phát triển từ nghề thủ công truyền thống sang nghề thủ công mỹ nghệ và cao hơn là nghệ thuật tạo hình hiện đại (tranh sơn mài), với các giá trị đặc sắc về văn hóa, nghệ thuật, lịch sử và khoa học.

Việc hợp tác xây dựng hồ sơ đa quốc gia nhằm góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị độc đáo của nghề sơn mài truyền thống Việt Nam trên phạm vi quốc tế và thúc đẩy hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể giữa các nước trong khu vực./.