1_tunk.jpg

Tháng 11/2015, di tích Gò Đá được khai quật lần thứ nhất. Đến tháng 3/2016, di tích Gò Đá được khai quật mở rộng và khai quật mới di tích Rộc Tưng.

Ngoài việc khảo cổ 2 di tích trên, năm 2016, đoàn khảo cổ học Việt – Nga còn tiến hành điều tra, phát hiện mới một số di tích thời đại Đá cũ ở An Khê.

Sau quá trình khai quật, xử lý và nghiên cứu tư liệu, các nhà khoa học đã đưa ra những kết quả sơ bộ ban đầu được đánh giá là có ý nghĩa rất lớn về lịch sử văn hóa. 

Những dữ liệu thu được bước đầu có giá trị quan trọng cho việc biên soạn làm lịch sử quốc gia, làm cơ sở cho việc trưng bày tại các bảo tàng, hướng tới xây dựng vùng An Khê thành trung tâm nghiên cứu lịch sử văn hóa nhân loại ở tầm quốc gia và quốc tế.

Các hố khai quât có cấu trúc địa tầng giống nhau, lớp chứa vết tích hoạt động của người tiền sử nằm dưới lớp đất canh tác và trên lớp sinh thổ, các tầng văn hóa được bảo tồn khá nguyên vẹn.

Trong các hố khai quật đã tìm thấy 58 hiện vật đá bao gồm các công cụ mũi nhọn, công cụ chặt kiểu chopper, nạo, hòn ghè, mảnh tước, hạch đá…hầu hết được làm từ đá quartaz. 

Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn tìm thấy 21 mảnh tectit rơi từ vũ trụ, phân bố trong các lớp văn hóa chứa các công cụ đá.

Tại di tích Rộc Tưng ( xã An Khê, thị xã An Khê), các nhà khảo đã tìm thấy tổng cộng 123 hiện vật đá bao gồm các công cụ ghè hết một mặt (uniface), công cụ mũi nhọn, công cụ nạo cắt,công cụ chặt thô, các mảnh cuội có vết gia công, mảnh tước, hạch đá…

Đáng chú ý, các nhà khoa học đã phát hiện ra 11 di tích Đá cũ sơ kì nằm xung quanh khu vực Rộc Tưng, kết hợp thành một quần thể di tích tập trung trong thung lũng bồn địa xã Xuân An, thị xã An Khê.