Mít tinh kỷ niệm 1973 năm Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được tổ chức trang trọng sáng 17/3 tại Đền thờ Hai Bà Trưng, phường Đồng Nhân, Hà Nội. Đây là một trong những hoạt động của lễ hội kỷ niệm 1973 năm ngày Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa do chính quyền và nhân dân quận Hai Bà Trưng tiến hành để ôn lại truyền thống và tôn vinh hai vị nữ Anh hùng dân tộc Trưng Trắc và Trưng Nhị.

Đại diện lãnh đạo thành ủy cùng nhiều đại biểu đại diện các cơ quan, đoàn thể của thành phố Hà Nội, quận Hai Bà Trưng đã tham dự. Về dự lễ hội và chia vui với cán bộ và nhân dân quận Hai Bà Trưng  còn có các đoàn đại biểu của các huyện Trùng Khánh (tỉnh Cao Bằng), TP Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn), các huyện Thanh Liêm, Duy Tiên (tỉnh Hà Nam), huyện Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang)…
hbt-mua-di-vao.jpg

Tháng 3 năm 40 sau Công nguyên, trước cảnh nước mất nhà tan, căm thù quân giặc tàn bạo, Trưng Trắc đã cùng với em gái là Trưng Nhị - con gái lạc tướng Mê Linh, thuộc dòng dõi Hùng Vương đã phất cờ khởi nghĩa, đánh giặc, cứu nước.

Lời thề “đền nợ nước, trả thù nhà” của Hai Bà Trưng ở cửa sông Hát (nay là ngã ba sông Hồng Hà và sông Đà) đã vang vọng núi sông, chiêu mộ được hàng vạn dân chúng, tướng lĩnh thành một đội quân hùng mạnh, ào ào xuất trận với khí thế dũng mãnh. Chỉ trong một thời gian ngắn, dưới sự lãnh đạo tài tình của Hai Bà, cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng lan ra cả nước, làm sụp đổ toàn bộ chính quyền quân xâm lược. Ngọn cờ chính nghĩa đã tung bay chiến thắng ở 65 huyện thành - toàn bộ lãnh thổ nước Việt hồi đó. Cuộc khởi nghĩa thành công, nền độc lập được khôi phục, chấm dứt giai đoạn xâm chiếm của phong kiến phương Bắc lần thứ nhất dài 246 năm. Bà Trưng Trắc được tướng lính và nhân dân suy tôn lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh.

Lên ngôi được 3 năm, ngày 6/2 năm Quý Mão, tương truyền sau khi quyết chiến với kẻ thù, Hai Bà Trưng đã gieo mình xuống dòng Hát giang tuẫn tiết. Tương truyền, sau khi chết, khí phách anh linh của hai bà đã kết thành tượng đá, theo dòng nước trôi xuôi, mãi tới thời Lý mới tới được thành Thăng Long. Một đêm đầu tháng 2 âm lịch, hai pho tượng tỏa sáng trên dòng sông Nhị, trước bãi Đồng Nhân, dân làng lấy vải đỏ làm lễ buộc tượng, đón vào bờ. Tượng đá có thế hai tay giương cao như rẽ nước đứng lên đầu đội mũ trụ, thân mặc áo giáp đỏ với tư thế lẫm liệt của người nữ anh hùng.

Phát biểu tại lễ mít tinh kỷ niệm 1973 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng sáng nay tại đền Hai Bà Trưng, Hà Nội, sau khi ôn lại truyền thống đấu tranh anh dũng, quật cường, bất khuất của Hai Bà Trưng, bà Đinh Thị Lan Duyên Phó CT Quận HBT đã động viên cán bộ, nhân dân quận Hai Bà Trưng thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quản lý trật tự, xây dựng đô thị, giữ vững an ninh quốc phòng, xây dựng nếp sống văn hóa người Hà Nội thanh lịch, văn minh, thực hiện tốt năm kỷ cương hành chính 2013, cùng nhau xây dựng quận nhà ngày càng phát triển văn minh, giàu đẹp, mãi xứng đáng là quận mang tên hai vị nữ anh hùng dân tộc.

Sau mít tinh là dâng hương của các đại biểu và nhân dân tham dự. Tiếp đó, là tiến hành lễ trình của 4 xã anh em (4 xã kết chạ: Mê Linh – quê hương của Hai Bà Trưng, Đồng Nhân, Hát Môn - Phúc Thọ, Phụng Công- Văn Giang, tỉnh Hưng Yên).

Bên cạnh đó trong lễ hội còn có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao tươi vui, lành mạnh khác được người dân hưởng ứng và đứng xem.

Diễn ra trong 4 ngày, từ 15 – 18/3 với nhiều hoạt động phong phú như lễ tế, lễ rước, các trò diễn, diễn xướng cùng nhiều hoạt động văn hóa thể thao truyền thống, lễ hội đền Hai Bà Trưng thu hút sự tham gia của đông đảo người dân địa phương, du khách và nhân dân các huyện của Hà Nội và các tỉnh. Đặc biệt là các tiết mục của Nhà hát Tuồng Trung ương được dàn dựng công phu đã tái hiện lại cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng một cách chân thực và mang tính nghệ thuật cao đã được nhiệt liệt hoan nghênh.

Trước đó, sáng 15/2,  (mùng Sáu Tết Quý Tỵ), huyện Mê Linh long trọng tổ chức kỷ niệm 1973 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và Lễ hội Đền thờ Hai Bà Trưng (xã Mê Linh).

Một số hình ảnh tại lễ hội kỷ niệm1973 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng tại Hà Nội
:
Đại biểu thành ủy, các cơ quan, đoàn thể của TP Hà Nội, quận Hai Bà Trưng và các đoàn dâng hương
lễ hội đền Hai Bà Trưng thu hút sự tham gia của đông đảo người dân địa phương, du khách và nhân dân HN và các huyện, các tỉnh khác
Các lễ vật của các xã, các đoàn thể và nhân dân trong quận Hai Bà Trưng mang tới để dâng lễ
Chuẩn bị vào dâng lễ
Dâng lễ trong đền
Nhà hát tuồng Trumg ương diễn vở tái hiện lại cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Tái hiện cảnh đánh đuổi giặc phương Bấc phải bỏ chạy về nước.
Mửng khởi nghĩa thắng lợi
Điệu múa Hoàng xà thoát xác
Các xã kết chạ từ đến dâng lễ, biểu diễn tại Đền
Các đoàn nghệ thuật từ các tỉnh đến góp vui với lễ hội từ ngày trước đó, mồng 5 tháng 2 âm lịch (16/3)
Các doàn chờ tới lượt diễn
Các đoàn từ các huyện khác chuẩn bị biểu diễn  
Chương trình biểu diễn nghệ thuật ngoài đường phố phục vụ nhân dân tới xem Lễ hội
Nhiều hoạt động thể thao truyền thống của được biểu diễn tại lễ hội.
Không khí lễ hội hiển hiện từ ngoài đường vào Đền