Ngày mùng 4 Tết Đinh Dậu (tức 31/1), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai tưng bừng tổ chức Hội hát cầu huê - một lễ hội đoàn kết của người Kinh - người Thượng vùng An Khê và lễ kỷ niệm 228 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.
Đông đảo người dân và du khách tham gia lễ hội |
Cùng với khu vực chính để hát cầu huê (gồm hát bội, hát bài chòi, hát giao duyên, biểu diễn cồng chiêng …) còn có khu vực vui chơi, giao lưu và khu vực chợ Kinh – Thượng. Trong thời gian diễn ra lễ hội, người Việt và người Ba Na cũng mang các loại hàng hóa rau, củ, quả, vật dụng sản xuất nông nghiệp, cày, cuốc, hay sản phẩm mỹ nghệ, đan lát… ra trao đổi, mua bán, giao lưu.
Lễ hội Tế Xuân lớn nhất của người Việt ở An Khê, tỉnh Gia Lai. |
Từ nửa đầu thế kỷ 20 trở về trước, Hội hát cầu huê là lễ hội Tế Xuân lớn nhất của người Việt ở An Khê, tỉnh Gia Lai. Lễ hội này có từ buổi đầu người Việt tiến lên lập nghiệp trên cao nguyên vào khoảng đầu thế kỷ 17. Thời điểm chính của lễ hội là sau Tết cổ truyền hàng năm.
Mua bán tại lễ hội |
Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Gia Lai, nói: “Niềm vui lớn nhất của chúng tôi là Hội hát cầu huê được trở về ngay trên chính quê hương của nó – vùng An Khê. Và đặc biệt, hôm nay, không gian này là một không gian thực sự của dân, đồng bào người Kinh, đồng bào người Ba Na đến đây với lễ hội hết sức tự nguyện”.
Tham gia vui chơi trò chơi dân gian |
Lễ kỷ niệm 228 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. |
Xin chữ đầu năm |
Đây là chiến thắng quan trọng và quyết định của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh vào cuối thế kỷ 18.
Lễ kỷ niệm đã ôn lại truyền thống hào hùng, oanh liệt của phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn nói chung và sự nghiệp vĩ đại của Hoàng đế Quang Trung -Nguyễn Huệ, người Anh hùng dân tộc./.