Người phát ngôn chính phủ Thái Lan Narumon Pinyosinwat hôm 30/9 cho biết, Thủ tướng nước này Payut Chan-ocha trước đó cùng ngày đã triệu tập một cuộc họp khẩn nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí nặng nề ở thủ đô Bangkok và các vùng phụ cận.
Theo số liệu quan trắc của Air visual, Bangkok là thành phố ô nhiễm không khí nặng nhất thế giới, với chỉ số AQI đo được vào chiều 30/9 khi chỉ số AQI lên tới 162. Còn theo dữ liệu của cục Kiểm soát ô nhiễm báo cáo thì cho thấy nhiều quận nội đô Bangkok không khí ô nhiễm ở mức 40-78 microgram/m3, cao hơn mức an toàn là 50 microgram/m3.
Ô nhiễm không khí tại Bangkok. (Ảnh: Sky News) |
Mật độ bụi mịn PM2.5 tại Bangkok vào sáng 30/9 cũng ở mức báo động, thành phố Bangkok như bị một lớp sương mờ bao phủ. Cục quản lý ô nhiễm đã phải cảnh báo tới trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người già nên ở trong nhà. Nếu có việc ra ngoài đường, cơ quan chức năng khuyến cáo nên đeo khẩu trang để tránh nhiễm bệnh.
Nguyên nhân của ô nhiễm không khí được cho là không khí bẩn tồn động trong thời kì giao mùa. Ngoài ra, ô nhiễm không khí tại Thái Lan còn do lượng phương tiện giao thông quá tải trong những năm gần đây cộng với khí thải công nghiệp, xây dựng và đốt cây trồng. Thành phố Bangkok đã rơi vào tình trạng ô nhiễm không khí kéo dài từ nhiều tháng nay và tình hình chỉ lắng dịu khi bước vào mùa mưa.
Ô nhiễm không khí đã trở thành vấn đề nhức nhối của khu vực Đông Nam Á khi các thành phố lớn của khu vực này như Bangkok, Jakartar, Hà Nội… thường xuyên nằm trong tình trạng “báo động đỏ”. Dự kiến, trong kỳ họp thượng đỉnh ASEAN 35 tới đây, các nguyên thủ quốc gia trong khu vực sẽ ngồi lại để bàn thảo giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm triệt để./.
Ô nhiễm không khí - “Kẻ giết người thầm lặng”