Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha ngày 24/4 cho biết hiện tại ông đang cân nhắc về việc việc có nên bớt các biện pháp giãn cách xã hội hay không trong bối cảnh các ca nhiễm Covid-19 tại Thái Lan đang giảm đáng kể.
Tuy nhiên, người đứng đầu chính phủ Thái Lan cũng cho rằng việc các ca lây nhiễm tại Thái Lan đã giảm hẳn so với trước khi thiết lập tình trạng khẩn cấp và giới nghiêm nhưng không có nghĩa là quốc gia đã an toàn. Vẫn sẽ có những mối đe doạ từ bên ngoài và dịch có thể bùng phát trở lại nếu không cảnh giác. Ông Prayut khẳng định, việc ưu tiên lớn nhất của chính phủ hiện tại là sức khoẻ của người dân và tiếp đến là tới sinh kế, thu nhập.
Ông Prayut cũng một lần nữa khuyến cáo tới người dân rằng vẫn tiếp tục tuân thủ các biện pháp kiểm soát dịch bệnh bao gồm cả việc giãn cách xã hội và không nên chủ quan trước tình hình.
Cũng trong ngày 24/4, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anuthin Charnvirakul cho biết, ông đã chuyển để xuất lên thủ tướng về các công việc sau khi sắc lệnh tình trạng khẩn cấp hết hiệu lực vào ngày 30/4 tới. Các đề xuất này có sự tư vấn của chuyên gia y tế và dịch tễ. Ông Anuthin nhấn mạnh, điều quan trọng là phải đưa xã hội dần trở lại bình thường. Tuy nhiên, thủ tướng mới là người sẽ đưa ra quyết định có nên duy trì lệnh tình trạng khẩn cấp hay không.
Thái Lan hiện tại đang kiểm soát tốt tình hình khi các ca nhiễm mới tại nước này kể khi áp đặt lệnh giới nghiêm và tình trạng khẩn cấp. Tuy nhiên, theo phát ngôn viên của trung tâm kiểm soát dịch Covid-19, Taweesilp Visanyothin thì dù tình trạng đã được cải thiện nhưng Thái Lan cần đề phòng làn sóng thứ hai của dịch bệnh, nếu điều này xảy ra có thể gây quá tải nghiêm trọng cho hệ thống y tế.
Theo ước tính tại Thái Lan, mỗi bệnh nhân điều trị Covid-19 phải tiêu tốn khoảng 30 ngàn đô la Mỹ. Với hơn 2.000 bệnh nhân chính phủ nước này đã chi ra hơn 600 triệu USD tiền chi phí y tế và nếu con số này tăng thêm thì đó sẽ là gánh nặng của chính phủ. Hiện tại Thái Lan đã ghi nhận 2.854 trường hợp mắc Covid-19./.