1. Hôm qua (18/7), Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố, nhân dân Thổ Nhĩ Kỳmuốn tuyên những bản án tử hình, vốn bị bãi bỏ tại nước này hơn 1 thập niên trước, với các đối tượng liên quan tới cuộc đảo chính quân sự bất thành hồi cuối tuần trước.

Những động thái cứng rắn này của Thổ Nhĩ Kỳ khiến nhiều nước phương Tây tỏ ra quan ngại.

Phát biểu trước những người ủng hộ tại Istanbul, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cam kết sẽ quét sạch "virus đảo chính", đồng thời tuyên bố nước này có thể sẽ tái áp dụng khung hình phạt tử hình.

Đại sứ Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ John Bass trong một tuyên bố hôm qua (18/7) cho biết, phía Mỹ đã sẵn sàng làm việc với Thổ Nhĩ Kỳ về việcdẫn độ Giáo sĩ Fethullah Gulen đang sống lưu vongtại Mỹ- người bị nghi ngờ có liên quan đến vụ đảo chính quân sự trong đêm 15/7 vừa qua.

Theo Đại sứ John Bass, phía Mỹ sẽ hỗ trợ nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc điều tra về vụ đảo chính vừa qua. Theo đó, nếu Thổ Nhĩ Kỳ có yêu cầu dẫn độ một đối tượng đang sinh sống hợp pháp tại Mỹ thì Mỹ sẽ làm việc theo thỏa thuận dẫn độ giữa 2 nước. Nhà chức trách Mỹ và giới chức Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có đại diện Bộ Tư pháp Mỹ, đã sẵn sàng làm việc với những người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ về vụ dẫn độ này.

2. AP ngày 19/7 đưa tin, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay từ chối đề nghị của Trung Quốc đàm phán về vấn đề Biển Đông khi Bắc Kinh ra điều kiệnphải gạt sang một bên phán quyết của Tòa Trọng tàiđược thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 đối với vụ kiện trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc.

Theo AP, Ngoại trưởng Perfecto Yasay cho biết, ông đã nói với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị rằng điều kiện mà Trung Quốc đặt ra là không phù hợp với Hiến pháp và lợi ích quốc gia của Philippines.

Ông Yasay nói với ABS-CBN: “Ông Vương Nghị yêu cầu chúng tôi cần phải mở lòng hướng tới các cuộc đàm phán song phương nhưng dường như họ không quan tâm và coi nhẹ phán quyết của Tòa Trọng tài. Vì thế mà tôi đã nói với ông ấy rằng, điều này là không phù hợp với Hiến pháp của chúng tôi cũng như lợi ích quốc gia của chúng tôi”.

3. Một công dân Afghanistan 17 tuổi đãsử dụng dao và rìu để tấn công hành kháchtrên chuyến tàu chở khách tại Đức, khoảng 21h15 tối 18/7.

Theo Đài Phát thanh và Truyền hình Quốc tế Deutsche Welle (DW-Đức), một vài hành khách đã bị thương trên chuyến tàu chạy đến thành phố Würzburg, miền Nam nước Đức sau khi một gã đàn ông trong cơn thịnh nộ đã tiến hành tấn công vào con tàu chở khách này.

4. Đại hội toàn quốc đảng Cộng hòa(Mỹ) đã khai mạc vào sáng sớm nay (theo giờ Việt Nam) tại thành phố Cleveland, bang Ohio, chính thức kết thúc một trong những cuộc bầu cử sơ bộ bất ngờ và gây chia rẽ nhất trong đảng này.

Đại hội đảng Cộng hòa.

Đại hội kéo dài trong 4 ngày và sẽ bầu chọn các ứng cử viên tổng thống và phó tổng thống đại diện cho đảng Cộng hoà trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 vào ngày 8/11 tới.

5. Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn nguồn tin quân đội nước này cho biết, CHDCND Triều Tiên sáng 19/7 (theo giờ địa phương) đãbắn 3 tên lửa đạn đạo ra biển Nhật Bản.

Theo Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc, tên lửa Scud của Triều Tiên được phóng từ tỉnh North Hwanghae của Triều Tiên trong khoảng thời gian từ 5h45 – 6h05 sáng 19/7 (theo giờ địa phương).

Những tên lửa nói trên bay được 500 - 600 km và hướng ra biển Nhật Bản.

Theo nhận định của Quân đội Hàn Quốc, các tên lửa Scud của Triều Tiên có tầm bắn bao trùm toàn bộ diện tích lãnh thổ nước này.

Đây là vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên, được thực hiện trong bối cảnh nước này cảnh báo sẽ có hành động đáp trả việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại Hàn Quốc (THAAD).