Đối tượng là nam giới, được cho là người Thổ Nhĩ Kỳ có liên quan tới vụ đánh bom ở Bangkok.
Nghi phạm người Thổ Nhĩ Kỳ Adem Karadag. (Ảnh: EPA) |
Cảnh sát đã đột kích vào một căn hộ của người này ở khu Nong Jok, phía bắc Thủ đô Thái Lan. Cảnh sát phát hiện các vật liệu chế tạo bom có thể, một phát ngôn viên cảnh sát Prawut Thavornsiri cho biết.
Cảnh sát Thái Lan cách đây 2 ngày cũng đã xác định được vân tay và ADN của nghi phạm vụ đánh bom Bangkok tối 17/8 qua tờ tiền mà người này trả cho tài xế tuk-tuk cũng như dấu vết trên xe taxi người này đã đi.
Xác định được vân tay nghi phạm đánh bom Bangkok
2.Vụ 7 công nhân rơi vào bể khí độc tử vong tại một nhà máy giấy ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc tiếp nối thảm họa liên hoàn sau vụ nổ Thiên Tân.
Tai nạn xảy ra khi 1 công nhân nhà máy giấy ở quận Anxiang, tỉnh Hồ Nam bị rơi xuống bể phế liệu chứa đầy bột giấy độc hại và 8 công nhân khác xuống cứu. Họ đã hít phải khí độc, 7 người đã tử vong, 2 người còn lại đang trong tình trạng nguy kịch. Đây là tai nạn mới nhất tiếp nối thảm họa liên hoàn sau vụ nổ hóa chất ở Thiên Tân hôm 12/8 khiến ít nhất 139 người thiệt mạng.
Khắc phục hậu quả vụ nổ Thiên Tân. (ảnh: Tân Hoa Xã) |
Cảnh sát Trung Quốc ngày 27/8 đã bắt giữ 11 quan chức được cho là có liên quan đến vụ nổ kinh hoàng tại cảng Thiên Tân. Trong số 12 nghi phạm bị bắt có 11 quan chức chính phủ, bao gồm Chủ tịch Ủy ban giao thông vận tải Thiên Tân Wu Dai, Giám đốc cảng Thiên Tân Zheng Qingyue, Phó Giám đốc quản lý an toàn lao động Thiên Tân Gao Huaiyou, Phó Giám đốc Hải quan Thiên Tân Wang Jiapeng... Hầu hết các quan chức bị bắt giữ với cáo buộc lơ là nhiệm vụ, sơ xuất trong công tác trong khi một người khác bị bắt với cáo buộc lạm dụng quyền lực.
3. Ba Lan xác nhận chứng cứ đoàn tàu chở kho báu của Phát xít Đức có thật.
Một quan chức chính phủ Ba Lan tin đến 99% hình ảnh radar về đoàn tàu chở kho báu của Đức quốc xã nằm sâu dưới đất là có thật. BBC dẫn lời Thứ trưởng Bộ Văn hóa Ba Lan Piotr Zuchowski: “Khả năng rất cao tới 99% con tàu tồn tại”
Ông nói radar xuyên đất đã cho thấy hình ảnh một tàu dài hơn 100 m, được trang bị các ụ súng. Ông gọi bằng chứng mới nhất là một phát hiện “ngoài tưởng tượng”.
Đường hầm 9km được Đức quốc xã xây ở Ba Lan. (ảnh: AFP) |
Theo lời đồn, cuối Thế chiến II, có thông tin cho rằng con tàu chở đầy vàng bạc châu báu và vũ khí mất tích ở Ba Lan khi đang chạy trốn Hồng quân. Nhưng khi đến gần lâu đài Ksiaz, ngoại vi thành phố Walbrzych, đông nam Ba Lan, đoàn tàu bỗng dưng biến mất. Cuối Thế chiến II, lực lượng Phát xít Đức bắt đầu xây dựng 7 công trình ngầm trong núi gần thị trấn Walbrzych tại khu vực trước đó thuộc về Đức.
Ông Zuchowski nói rằng Ba Lan đã ra thông báo cảnh báo người dân về độ nguy hiểm của con tàu chở vũ khí có gài mìn và phát nổ bất cứ khi nào. Đồng thời các kỹ sư quân đội nước này cũng vào cuộc để tìm cách đào con tàu lên một cách an toàn.
4. Bộ trưởng năng lượng Ukraine Volodymyr Demchyshyn hôm qua 28/8 cho biết, Ukraine có thể mua 80% nhu cầu khí đốt từ các nước EU. Do đó, sự phụ thuộc vào công ty năng lượng khổng lồ của Nga Gazprom sẽ giảm xuống đáng kể.
Trạm khí đốt của Ukraine. |
Trong bản báo cáo đưa ra hôm qua, Bộ Năng nượng Ukraine cho biết, trước mùa đông năm nay, Ukraine có thể bơm vào các cơ sở dự trữ dưới lòng đất ít nhất 19 tỷ mét khối khí đốt.
Điều này sẽ đảm vảo việc vận chuyển khí đốt tới châu Âu không bị ngắt quãng. Theo dữ liệu Dự trữ khí đốt châu Âu tính đến ngày 23/8, dự trữ khí đốt Ukraine tại các cơ sở dưới lòng đất là 14.074 tỷ mét khối khí đốt.
Hiện Ukraine đang tiếp tục mặc cả phía Nga giảm giá khí đốt cho mùa Đông năm nay. Năm ngoái, Ukraine và Nga từng đạt một thỏa thuận khẩn cấp về giá khí đốt bán trong mùa Đông.
Thỏa thuận này đã hết hạn và 2 bên phải tiến hành các cuộc đàm phán mới nếu Ukraine muốn tiếp tục nhận được khí đốt. Những tranh cãi về khí đốt giữa Nga và Ukraine từng khiến nguồn cung bị phong tỏa trong quá khứ và việc 2 nước không ký được hợp đồng mới hồi năm 2009 đã dẫn tới nguồn cung khí đốt từ Nga qua Ukraine tới Liên minh châu Âu (EU) bị gián đoạn nghiêm trọng.
5. Trong khi châu Âu chưa hết bàng hoàng trước hàng loạt thảm kịch đối với người nhập cư trong những ngày qua, người phát ngôn Cơ quan quản lý biên giới Liên minh châu Âu (Frontex) Izabella Cooper hôm qua (28/8) cảnh báo, các nước thành viên có thể phải chuẩn bị tinh thần trước những thảm kịch tiếp theo.
Thảm kịch người nhập cư châu Âu. (ảnh: AP) |
Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) hôm qua (28/8) đã bày tỏ sự bàng hoàng trước vụ việc phát hiện 71 người tị nạn, trong đó có một bé gái, đã chết trong một chiếc xe tải đông lạnh bị bỏ lại trên một đường cao tốc ở Áo.
Trong khi đó, Libya cũng phát hiện 82 xác người nhập cư trôi dạt vào bờ biển nước này vì thuyền của họ bị đắm. Gần 200 người khác vẫn mất tích và có thể cũng đã chết.
Người phát ngôn Cao ủy LHQ về người tị nạn Melissa Fleming cho biết, số người tị nạn và nhập cư tìm cách đến châu Âu qua đường Địa Trung Hải đã tăng lên 332.000 kể từ đầu năm đến nay, nhiều hơn so với 219.000 trong cả năm ngoái.