Phát biểu được đưa ra trong bối cảnh một số bộ ngành của Thái Lan đề nghị dỡ bỏ luật này nhằm cải thiện hình ảnh quốc gia cũng như thu hút đầu tư nước ngoài và vực dậy ngành công nghiệp du lịch đang gặp khó khăn. 

Trong khi đó một số cơ quan an ninh Thái Lan lại cho rằng, cần tiếp tục duy trì thiết quân luật trong tình hình hiện nay. 

canh_sat_umzq.jpgBinh sĩ Thái Lan đứng gác tại một trạm gác trong giờ giới nghiêm (Ảnh Reuters)

Theo Thủ tướng Prayuth, thiết quân luật sẽ cho phép các lực lượng an ninh bắt giữ và khám xét các cơ sở tình nghi mà không cần xin lệnh của tòa án, điều này giúp cho quá trình điều tra được thuận lợi. 

Hiện nay các cơ quan chức năng của Thái Lan đang tiếp tục mở rộng vụ đại án rúng động Thái Lan và được coi là một trong những vụ án lớn nhất trong lịch sử Thái Lan liên quan việc bắt giữ Thượng tướng cảnh sát Pongpat, cựu Tổng Cục trưởng Tổng cục Điều tra trung ương Thái Lan với cáo buộc xúc phạm Hoàng gia, tham nhũng và bảo kê sòng bạc. 

Ngoài việc hàng chục cảnh sát và nghi phạm bị bắt giữ với lượng tài sản lên tới hàng chục triệu USD, một số nguồn tin tại Thái Lan cho biết, hàng chục cảnh sát cấp cao khác liên quan nằm trong mạng lưới tội phạm này đang ở trong tầm ngắm và các cơ quan điều tra Thái Lan đang tiếp tục tiến hành điều tra. 

Việc áp dụng thiết quân luật từ ngày 20/5 đến nay nhằm ngăn chặn các cuộc tụ tập biểu tình đã chấm dứt các cuộc bạo động đổ máu tại Thái Lan, giúp cho tình hình trật tự trị an xã hội ổn định và nhận được sự ủng hộ của nhiều người dân Thái Lan trong thời gian vừa qua. 

Biểu tình dữ dội biến thành bạo động từ tháng 11/2013 đến trước đảo chính ngày 22/5/2014 đã làm 30 người chết và hơn 800 người bị thương tại Bangkok, Thái Lan./.