Giống như Hy Lạp, sau nhiều năm vật lộn thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng, với tỷ lệ thất nghiệp cao thứ hai trong khu vực đồng euro, nhiều người dân Tây Ban Nha lo lắng nước này có thể “đi theo bước xe đổ” của Hy Lạp.
Một cuộc hội thảo về cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp vừa được tổ chức ở Madrid, Tây Ban Nha (ảnh: AFP) |
Người dân Tây Ban Nha đang dõi theo tình hình ở Hy Lạp và liên tưởng kịch xấu có thể xảy ra đối với họ. Bề ngoài, Tây Ban Nha có vẻ đang phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng tỷ lệ thất nghiệp tại nền kinh tế lớn thứ 4 của khu vực đồng euro này đã lên tới 22,5% và tình hình kinh tế vẫn mang nhiều “dấu vết” của những năm tháng suy thoái kép.
Đó là lí do người dân lo ngại, cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp sẽ tổn hại đến sự phục hồi kinh tế còn yếu ớt của Tây Ban Nha. Giáo sư Javier Diaz-Gimenez, thuộc Trường đại học Kinh tế IESE, Barcelona phân tích: “Tình hình Hy Lạp thực sự không phải tin tốt lành, đặc biệt đối với một nền kinh tế đang trong quá trình phục hồi còn yếu như Tây Ban Nha. Kinh tế Tây Ban Nha đang có tăng trưởng nhưng mới chỉ đang thoát đáy sau thời gian dài suy thoái. Mọi cú sốc và bất ổn từ bên ngoài đều không có lợi, nó sẽ như chiếc phanh kìm hãm sự tăng trưởng và phục hồi của chúng tôi”.
Không chỉ có những nét tương đồng trong bức tranh kinh tế, chính trị ở Tây Ban Nha cũng theo chiều hướng như ở Hy Lạp. Hai năm qua, đảng Podemos có chủ trương chống “thắt lưng buộc bụng” nổi lên trên chính trường Tây Ban Nha.
Thủ đô Barcelona cũng đã có một thị trưởng có quan điểm chống cứu trợ. Tương tự như đảng cầm quyền mới Syriza ở Hy Lạp, đảng Podemos hứa sẽ tái cấu trúc nợ của Tây Ban Nha (hiện vào khoảng 1.116 tỷ USD) nếu giành thắng lợi trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới./.