Tại đây, các nhà điều tra sẽ chụp ảnh, phục dựng mô hình. Ông Sergey Melnichenko, một thành viên của Quỹ An toàn bay Hà Lan (FSF) cho biết: “Điều này cần thiết thực hiện để xác định bức tranh chính xác những gì đã xảy ra. Có thể nhớ lại tai nạn năm 2001, khi quân đội Ukraine bắn rơi máy bay chở khách Tu-154 trên Biển Đen. Khi các mảnh vỡ được thu thập và tái dựng lại mô hình, dựa vào những lỗ hổng trên thân máy bay, các nhà điều tra đã xác định vị trí bị bắn hạ”.

abcd_hmxq.jpgNhững mảnh vỡ cuối cùng của chiếc máy bay MH17 được đưa ra khỏi hiện trường vụ tai nạn (ảnh: Reuters)
Hiện nay chỉ có một kết luận duy nhất là: chiếc máy bay MH17 không hề bị trục trặc kỹ thuật. Vụ tai nạn là do tác động từ bên ngoài.

Ngoài việc phục dựng mô hình, cuộc hội thoại giữa các nhân viên không lưu Ukraine đã chỉ dẫn đường bay cho MH17 cũng rất quan trọng. Những băng ghi âm này đã bị “biến mất” một cách bí ẩn.

Một dữ liệu khác là vệ tinh của các nước theo dõi miền Đông Ukraine ở thời điểm xảy ra thảm kịch. Phía Nga đã công bố và chia sẻ tài liệu liên quan tới thảm họa. Theo đó, cách không xa MH17 còn một máy bay khác, được cho là chiến đấu cơ của Ukraine. Kiev đã phủ nhận thông tin này.

Nhưng mới đây, các phương tiện truyền thông đã phổ biến bức ảnh do một người Mỹ cung cấp. Ảnh chụp từ vệ tinh trinh thám Mỹ vào thời điểm vụ tai nạn. Tấm ảnh này khẳng định giả thiết chiếc máy bay MH17 đã bị không kích.

Moscow đã yêu cầu Washington cung cấp cho các nhà điều tra quốc tế đầy đủ thông tin liên quan đến thảm kịch, các dữ liệu hình ảnh liên quan. Liên Hợp Quốc cũng kêu gọi tất cả các bên phải hỗ trợ nhau trong công việc điều tra nhằm tìm ra nguyên nhân tai nạn./.