Tuyên bố đưa ra cùng ngày với thông báo của Slovenia rằng chính phủ nước này sẽ triển khai quân đội để bảo vệ biên giới và xin sự giúp đỡ của  Liên minh châu Âu để ứng phó với tình trạng hàng nghìn người nhập cư đổ về quốc gia chỉ vỏn vẹn 2,2 triệu dân này.

Trả lời báo chí tại thủ đô Ljubjana về việc liệu nước này có các biện pháp ngăn chặn người nhập cư tương tự như láng giềng Hungary hay không, Bộ trưởng Nội vụ Slovenia Bostjan Sefic  khẳng định: “Như các bạn đã biết, Slovenia đến nay vẫn cư xử rất kiềm chế. Nhưng chúng tôi không thể loại trừ khả năng sử dụng hàng rào để bảo vệ biên giới. Điều quan trọng là quân đội Slovenia không có thẩm quyền như cảnh sát. Họ chỉ có quyền quan sát, định hướng lại và hạn chế dòng người và có thể phối hợp với cảnh sát để kiểm soát các nhóm người”.

 

ti_nan_17_nbaq_ffaa_piqj.jpg
Dòng người tị nạn tại nhà ga thị trấn biên giới Tovarnik, Croatia. (Ảnh: Reuters).
Hiện Slovenia đã triển khai 100 binh sỹ đến biên giới để giúp đỡ về mặt hậu cần, kỹ thuật và tham gia tuần tra  với cảnh sát. Trong khi đó, người nhập cư và tị nạn tiếp tục đổ về Slovenia thông qua biên giới với Croatia. Trong ngày 19/10, đã có 8.000 người đến nước này và riêng trong buổi sáng ngày 20/10 đã có khoảng 5.000 người.

Liên quan đến cuộc khủng hoảng nhập cư ở châu Âu, Liên Hợp Quốc hôm qua (20/10) công bố thống kê cho thấy, kể từ đầu năm đến nay, hơn nửa triệu người đã vượt biển đến Hy Lạp để tìm đường đi sâu vào lục địa châu Âu. Tổng cộng, từ đầu năm đến nay, hơn 643.000 người tị nạn và nhập cư từ Trung Đông, châu Phi và châu Á đã vượt Địa Trung Hải đến châu Âu, trong đó có ít nhất 3.135 người đã thiệt mạng trên đường đi.

Phát ngôn viên của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn Melissa Fleming cảnh báo, những ngày qua, số người nhập cư đều cán mốc những kỷ lục mới và trong bối cảnh thời tiết lạnh dần, số người nhập cư thương vong có thể tăng cao. Bà cho rằng, việc khẩn cấp hiện nay là tạo điều kiện phù hợp để tiếp nhận người nhập cư nhằm triển khai chương trình tái phân bổ 160.000 người từ Italia và Hy Lạp sang các nước khác trong Liên minh châu Âu./.

 

“Khi con người cùng quẫn muốn ra đi, chúng ta sẽ phải chứng kiến nhiều cái chết hơn. Cụ thể trong vòng 9 ngày qua đã có 19 người chết trong 5 vụ việc khác nhau, phần lớn tập trung vào dịp cuối tuần qua. Điều quan trọng nhất là các điều kiện tiếp nhận ở đây phải phù hợp nếu không chương trình tái phân bổ mà châu Âu nhất trí hồi tháng 9 vừa qua có thể thất bại. Một hệ thống không thể hoạt động nếu thiếu hệ thống khác.”Bộ trưởng Bộ Di trú Hy Lạp Yannis Mouzalas hôm qua lên tiếng kêu gọi tái định cư cho người tị nạn ở các khu trại ngay trong khu vực Trung Đông như các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Lebanon, cho rằng biện pháp này có thể xoa dịu cuộc khủng hoảng người nhập cư vào châu Âu.