APdẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố số binh sỹ được đưa đến Iraq lần này là lính thủy quân lục chiến tại Trại Pendleton tại  California. 

“Đây không phải là một chiến dịch chiến đấu trên bộ”, ông Hagel nói. 

kurd_bcce.jpgCác chiến binh người Kurrd tại Iraq (Ảnh Reuters)

Một quan chức quốc phòng khác của Mỹ cho biết số binh sỹ này có nhiệm vụ tiếp cận khu vực Sinjar và tiếp tục tiến hành việc viện trợ nhân đạo bên cạnh những gì mà binh sỹ Mỹ tại đó đã làm. 

Nhóm 130 binh sỹ này đã đến thành phố Irbil ngày 12/8. Nhóm này đã làm việc với đại diện của Bộ Ngoại giao và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) để bàn về việc ngăn chặn nguy cơ các nhóm phiến quân Hồi giáo có thể tiến hành những hành động diệt chủng đối với người dân tại Sinjar sau khi đã buộc họ phải rời bỏ làng quê của mình, quan chức nói trên nói thêm. 

Trước đó, đã có 90 cố vấn Mỹ được đưa đến Baghdad và khoảng 160 binh sỹ Mỹ hiện đang làm việc tại 2 trung tâm điều hành chiến dịch của Mỹ, 1 ở Irbil và 1 tại Baghdad. 

Ngoài ra, tại Iraq còn có 455 nhân viên an ninh đang làm việc tại Văn phòng Hợp tác An ninh tại Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad. 

Theo AP, việc điều thêm quân này cho thấy chính quyền của Tổng thống Obama đang cân nhắc đến tác động của các cuộc không kích của Mỹ nhằm vào các chiến binh của Nhà nước Hồi giáo Iraq (IS) cũng như đến nhóm người Kurd do Mỹ hậu thuẫn tại miền Bắc Iraq. 

Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã luôn khẳng định rằng ông sẽ không đưa bộ binh quay trở lại Iraq. 

Điều Mỹ lo ngại hàng đầu hiện nay là số phận của hàng ngàn dân thường mất nhà cửa tại khu vực Sinjar vốn đã nhận được hàng viện trợ và nước uống từ các máy bay chở hàng của Mỹ trong vài ngày gần đây. 

Ngoài ra, Mỹ cũng đang cân nhắc việc tăng cường viện trợ quân sự cho các chiến binh người Kurd trong bối cảnh sức mạnh quân sự của họ chưa thể so sánh được với nhóm phiến quân Hồi giáo tại Iraq./.