Trong bối cảnh chủ nghĩa khủng bố đang lan rộng, đặc biệt là sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, sự hợp tác quốc tế là hết sức cần thiết để đối phó với nguy cơ này.

syria_pawd.jpg Ngoại trưởng Iraq Ibrahim al-Jaafari (trái) gặp Tổng thống Syria Bashar al-Assad hôm 24/3 (ảnh: AFP)
Phát biểu tại tại cuộc họp báo sau cuộc gặp với Tổng thống Syria Bashar al-Assad, Ngoại trưởng Iraq đang ở thăm Syria Ibrahim al-Jaafari đã nhấn mạnh, cả Iraq và Syria đều có mối quan tâm chung về những nguy cơ bất ổn từ các cuộc tấn công của lực lượng Nhà nước Hồi giáo. Chính vì thế, không có lý do nào để trì hoãn quá trình hợp tác giữa hai nước.

“Cộng đồng quốc tế đang bị đe dọa. Đó là lý do tại sao Iraqvà Syria  phải chiến đấu để trước nhất là bảo vệ quốc gia của mình và sau đến là cộng đồng quốc tế. Giữa Iraqvà Syria  cần một hợp tác song chúng tôi chờ đợi sự hợp tác cấp cao giữa hai nước trong cuộc chiến chống IS. Chúng ta cần phối hợp với nhau nhiều hơn và tôi hy vọng chuyến thăm này của tôi tới Syria  sẽ là bước đi đầu tiên hướng đến tăng cường hợp tác chung.” Ông al-Jaafari nói.

Về phía Syria , trong một tuyên bố được đăng tải trên trang Twitter chính thức của Tổng thống Bashar al-Assad sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Iraq, ông Assad đã kêu gọi thành lập một mặt trận thống nhất chung giữa Iraqvà Syria  trong việc đối phó khủng bố. Theo Tổng thống Assad, việc tham vấn và hợp tác giữa Syria và Iraq sẽ góp phần củng cố thành quả của cả người dân và các lực lượng vũ trang hai nước trong mặt trận chống khủng bố.

Các lực lượng Iraq hiện đang là đối tác chính trên thực địa cùng với Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ trong chiến dịch chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Syria. Iraq cũng là quốc gia giữ vai trò điều phối thông tin liên quan đến chiến dịch này. Tuy nhiên, Mỹ và các nước đồng mình của Mỹ thì lại từ chối hợp tác với Chính phủ Syria  trong cuộc chiến chống IS. Thái độ bất hợp tác này được cho là gây bất lợi đối với cuộc chiến chống IS.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, Mỹ và các nước phương Tây cần phải thay đổi thái độ thù địch với chính phủ Syria. Bởi lẽ, một chính sách không phù hợp đối với Syria  không những làm tình hình Syria trầm trọng hơn, tạo cơ hội có tổ chức Nhà nước Hồi giáo có cơ hội bành trướng hơn nữa.

Một chuyên gia về tình hình Trung Đông nói: “Cuộc khủng hoảng Syria hiện đã bước sang năm thứ 5 liên tiếp song Mỹ vẫn giữ thái độ cũ đối với Syria. Nếu Mỹ vẫn giữ thái độ này đối với Syria, tình hình Syria sẽ không có gì cải thiện. Có quá nhiều vấn đề và khó khăn mà Syria  đang phải đối mặt, trong đó có sự bành trướng của chủ nghĩa khủng bố. Mỹ đưa ra quyết định chỉ dựa vào lợi ích của mình mà không căn nhắc đến lợi ích của các bên khác.”

Nhận định của các chuyên gia cũng đã được Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhấn mạnh trong một cuộc họp báo mới đây khi ông nói rằng việc Mỹ từ chối hợp tác với các nhà lãnh đạo Syria trong cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo sẽ chỉ phản tác dụng.

Ngoại trưởng Nga nói: “Các nhà lãnh đạo trong liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu từ trước đến nay vẫn giữ thái độ mang đậm định kiến chính trị khi nói rằng, hợp tác với các nhà lãnh đạo Syria và quân đội Syria  trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo là bất hợp pháp. Song tôi tin là quan điểm này của họ sẽ chỉ gây phản tác dụng”./.