Theo Người đứng đầu tổ chức đa phương lớn nhất thế giới, điều quan trọng là phải thực hiện những kêu gọi của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về việc khôi phục nền dân chủ, tôn trọng kết quả cuộc bầu cử Quốc hội tháng 11/2020 và thả tự do cho tất cả những người bị quân đội giam giữ.

Trước đó, hôm 1/2, Tổng thống U Win Myint và Cố vấn nhà nước San Su Ki, cùng nhiều quan chức đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ  đã bị quân đội bắt giữ. Văn phòng Tổng thống sau đó đã ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 1 năm và quyền điều hành đất nước được giao cho Tổng tư lệnh Bộ Quốc phòng.

Trước diễn biến chính trị bất ngờ tại Myanmar, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã ngay lập tức triệu tập một cuộc họp khẩn cấp và ra tuyên bố nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì các thể chế và quy trình dân chủ, kiềm chế bạo lực và tôn trọng đầy đủ các quyền của con người, những quyền tự do cơ bản và nhà nước pháp quyền.

Tuyên bố cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục hỗ trợ quá trình chuyển đổi dân chủ ở Myanmar. Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về Myanmar Schraner Burgener hôm 5/2 đã có cuộc tiếp xúc đầu tiên với quân đội Myanmar.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Guterres cũng cho biết đang liên hệ với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Brunei, nước chủ trịch ASEAN hồi đầu tuần kêu gọi các bên tại Myanmar theo đuổi đối thoại, hòa giải và khôi phục trạng thái bình thường phù hợp với ý chí và lợi ích của người dân Myanmar. Các Ngoại trưởng ASEAN dự kiến tổ chức một cuộc họp đặc biệt để thảo luận vấn đề này./.