Hai đồng minh NATO này đang mâu thuẫn về các vấn đề như tranh chấp chủ quyền hàng hải ở Đông Địa Trung Hải, các vấn đề về năng lượng và  tình hình chia rẽ sắc tộc ở Cộng hòa Síp và một số đảo ở Ê- giê (Aegean). Đầu tuần, Thổ Nhĩ Kỳ đã phản đối thỏa thuận giữa Hy Lạp, Israel và CH Síp về xây dựng mạng lưới truyền tải điện ngầm dưới lòng biển Địa Trung Hải nhằm kết nối 3 quốc gia này với nhau và cho rằng tuyến đường dự kiến ​​cho cáp chạy qua thềm lục địa của Thổ Nhĩ Kỳ.

Các cuộc đàm phán thăm dò được tổ chức nhằm tạo cơ sở cho các cuộc đàm phán chính thức tuy nhiên hai quốc gia này đã trải qua hơn 60 vòng đàm phán kể từ năm 2002 tới nay nhưng chưa thể thống nhất về những vấn đề đang thảo luận. Sau 4 h đồng hồ, hai bên đồng ý tổ chức một vòng đàm phán khác tại Istanbul vào thời gian tới và chưa có một nội dung chi tiết nào được thông qua.

Theo truyền thông, một cuộc họp riêng giữa các quan chức Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ bên ngoài khuôn khổ cuộc họp thăm dò sẽ diễn ra vào ngày 17/3. Bộ trưởng Ngoại giao Hy Lạp Nikos Dendias cho biết ông sẵn sàng gặp người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ nhưng nhấn mạnh bất kỳ cuộc gặp nào cũng cần diễn ra trong “bầu không khí phù hợp”. Athens cũng cho biết nước này sẽ chỉ thảo luận về việc phân định các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở Aegean và Đông Địa Trung Hải, chứ không phải các vấn đề về “chủ quyền quốc gia”. Trong khi Ankara hy vọng cải thiện quan hệ với các thành viên của Liên minh châu Âu và tránh khỏi các biện pháp trừng phạt mà EU dự kiến đưa ra đối với Ankara.

Dự kiến, các nhà lãnh đạo châu Âu ​​sẽ thảo luận về vấn đề tranh chấp lãnh hải giữa hai quốc gia thành viên NATO này và mối quan hệ giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ trong hội nghị thượng đỉnh sẽ diễn ra vào ngày 25 - 26/3 tới./.