TheoSputnik News, nhận định trên được nhà báo, chính trị gia và cựu thành viên Nghị viện châu Âu Giulietto Chiesa đưa ra ngày 22/6.
Lá cờ Mỹ- EU bay trước tòa nhà Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-EU (Ảnh AP) |
Ông Chiesa cho biết, ông không bất ngờ trước quyết định gia hạn lệnh trừng phạt của EU đối với Nga và nhấn mạnh, EU phải làm “theo lệnh” của Mỹ bất chấp điều này không đem lại lợi ích gì cho các nước thành viên.
“Họ làm như thể họ là chư hầu của Mỹ. Các nhà lãnh đạo châu Âu không thể tự do hành động và đưa ra quyết định của mình để phục vụ cho lợi ích của đất nước mình”, ông Chiesa nhận định.
Ông Chiesa cho biết, dù quyết định này được đưa ra theo quy chế đồng thuận, điều này không có nghĩa là EU chấp thuận với hành vi của Mỹ. Thay vì thế, theo ông Chiesa, quyết định gia hạn lệnh trừng phạt của EU nhằm vào Nga là kết quả của việc Mỹ “gây sức ép khủng khiếp lên EU”.
Ông Chiesa khẳng định, dù các lệnh trừng phạt có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế Nga, nó cũng sẽ làm tổn hại đến nền kinh tế các quốc gia châu Âu khác.
Theo đó, 3 tờ báo châu Âu ước tính, thiệt hại mà các lệnh cấm vận của châu Âu đối với nền kinh tế của khối lên đến “100 tỷ USD/năm và khiến khoảng 2 triệu người thất nghiệp”.
“Điều đó cho thấy, sức ép của Mỹ trong việc áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga cũng “giáng một đòn chí mạng” vào nền kinh tế và tính độc lập của châu Âu”, ông Chiesa nói.
Theo ông Chiesa, các lệnh trừng phạt nói trên cho thấy quyết tâm buộc Nga phải trả giá cho những cáo buộc “vô căn cứ” của Mỹ rằng Nga “nhúng mũi” vào tình hình Ukraine bất chấp điều này có thể làm tổn hại đến các đồng minh của Mỹ.
“Đây là một hành động cực kỳ hiếu chiến của Mỹ chống lại kẻ thù và cả đồng minh của mình”, ông Chiesa nói.
Ông Chiesa nhận định: “Tôi không cho rằng các lệnh trừng phạt này có thể có tác dụng như Mỹ mong muốn bởi rất nhiều ngân hàng và doanh nghiệp muốn duy trì mối quan hệ với Nga và họ sẽ tìm cách lách các lệnh trừng phạt”.
“Tôi tin rằng, các lệnh trừng phạt này sẽ thất bại. Có thể ban đầu các lệnh trừng phạt này có vẻ thành công bởi Mỹ có thể kiểm soát được lĩnh vực tài chính, nhưng sẽ rất khó để Mỹ kiểm soát được lĩnh vực thương mại”, ông Chiesa nói.
Ông Chiesa cho rằng, việc chính quyền Obama quyết tâm đối đầu với Nga cũng có nghĩa là Washington sẽ “mạnh tay” với các nước châu Âu “không vâng lời Mỹ”.
Ông Chiesa viện dẫn về khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp và nhấn mạnh Mỹ muốn Hy Lạp vẫn ở lại EU vì sợ nước này sẽ quay sang thân Nga./.