Tuyên bố là vậy, nhưng để khối 28 quốc gia thành viên thông qua những biện pháp đáp trả Mỹ được cho là một điều không dễ dàng, trong bối cảnh EU đang chia rẽ vì mối quan hệ lợi ích đan xen với Nga.
Cả EU và Mỹ đều áp đặt biện pháp trừng phạt kinh tế, quốc phòng, năng lượng, tài chính vào Nga sau khi nước này sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014, với cáo buộc Nga hỗ trợ cho lực lượng đối lập ở miền Đông Ukraine.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker vẫn có biện pháp ứng phó với Mỹ mà không cần sự thông qua của 28 quốc gia thành viên EU |
Tuy nhiên, dự luật mới của Mỹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của các nước thành viên EU.
Theo đó, các công ty hỗ trợ Nga xây dựng đường ống xuất khẩu năng lượng sẽ bị trừng phạt.
Như vậy, một số tập đoàn của EU đang tham gia vào dự án “Dòng chảy phương bắc 2” của Nga sẽ bị ảnh hưởng.
Các quan chức châu Âu ngay lập tức lên tiếng phản đối, đồng thời cảnh báo sẽ có các biện pháp đáp trả cứng rắn.
Người phát ngôn Ủy ban châu Âu Margaritis Schinas cho biết: “Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ diễn biến với mối lo ngại về an ninh năng lượng và lợi ích năng lượng của EU. Chúng tôi đang kích hoạt tất cả các kênh ngoại giao để giải quyết mối lo ngại này với các đối tác Mỹ”.
Những hành động gây sức ép của EU lên Mỹ có thể bao gồm việc Ủy ban châu Âu yêu cầu Mỹ đưa ra một cam kết chính thức loại trừ các công ty năng lượng của EU, sử dụng luật EU để chặn các biện pháp chống lại các thực thể châu Âu hay áp đặt lệnh cấm hoạt động kinh doanh với một số công ty Mỹ cụ thể.
Tuy nhiên, nếu các yêu cầu đó không được phía Mỹ nhất trí, các biện pháp trừng phạt như giới hạn tiếp cận các công ty Mỹ với ngân hàng EU lại cần đòi hỏi sự thống nhất từ 28 nước thành viên của khối.
Đây là một yêu cầu khó khăn trong bối cảnh EU đang bị chia rẽ vì những lợi ích kinh tế liên quan đến Nga giữa các nước thành viên.
Các nước Bắc Âu đặc biệt mong muốn đảm bảo được nguồn khí đốt mà họ đang phụ thuộc vào Nga.
Tuy nhiên, các nước như Ba Lan hay Batic khó có thể bỏ phiếu ủng hộ biện pháp đáp trả Mỹ, vì vốn họ cũng phản đối dự án năng lượng sẽ làm cho EU phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga.
Anh - một đồng minh lớn của Mỹ trong khu vực cũng không muốn khoét sâu bất đồng với Mỹ trong bối cảnh nước này đang chuẩn bị rời khỏi ngôi nhà chung châu Âu.
Theo giới quan sát, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker vẫn có những “kẽ hở” để giải quyết vấn đề này mà không cần sự nhất trí hoàn toàn từ 28 quốc gia thành viên.
Ủy ban châu Âu có thể hành động đơn phương nộp đơn khiếu nại lên Tổ chức thương mại thế giới.
Tuy nhiên, áp đặt thuế vào hàng hóa Mỹ sẽ cần thu thập các bằng chứng chi tiết- một tiến trình sẽ mất nhiều tháng.
Sử dụng kênh ngoại giao như cấm chuyến thăm của quan chức châu Âu tới Mỹ cũng không ảnh hưởng nhiều, bởi yêu cầu của EU có cuộc gặp với các thành viên trong chính quyền Mỹ đến thời điểm này vẫn chưa có câu trả lời.
Những điều này cho thấy sự “loay hoay” của EU trong việc lựa chọn biện pháp đáp trả lại Mỹ.
Áp đặt trừng phạt nhằm vào Nga là các biện pháp mà EU và Mỹ tận dụng khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra.
Trong khi có ít dấu hiệu cho thấy các biện pháp trừng phạt này tác động cụ thể đến tình hình Ukraine, thì chính những lệnh trừng phạt đang làm chia rẽ những người đang đứng chung trên một mặt trận chống Nga là Mỹ và EU, thậm chí gây mâu thuẫn nội bộ giữa các nước thành viên đang ngồi chung trên một con thuyền chung EU./.
Ông Donald Trump chưa ký vào dự luật thắt chặt trừng phạt Nga
Mỹ trừng phạt Nga, vì sao EU lại đưa ra cảnh báo?
EU hối thúc Mỹ hợp tác trong vấn đề trừng phạt Nga