Sự xuất hiện sớm của nghệ thuật thắt nút thảm ở Azerbaijan gắn liền với truyền thống chăn nuôi cừu và sự sẵn có của màu nhuộm tự nhiên trong khu vực - lá vả cho màu đất son, điên điển cho màu đỏ, nghệ tây cho màu vàng, vỏ quả lựu cho màu nâu đỏ.

Việc dệt thảm ở Azerbaijan là một truyền thống trong gia đình, được truyền miệng và thông qua thực hành. Đàn ông cắt lông cừu vào mùa xuân và mùa thu, trong khi phụ nữ tìm màu nhuộm, kéo sợi và nhuộm vào mùa xuân, mùa hè và mùa thu. Trước kia, mọi cô gái trẻ đều phải học nghệ thuật dệt thảm, và những tấm thảm này sẽ trở thành một phần của hồi môn. Nếu một chàng trai mới kết hôn, chính mẹ sẽ dệt một tấm thảm lớn cho đình nhỏ mới. 

Việc bắt đầu dệt một tấm thảm mới có nghĩa là một bữa tiệc, nhưng việc hoàn thành một tấm thảm có nghĩa là một lễ kỷ niệm lớn hơn cho gia đình. Ngày xưa, những tấm thảm dệt xong được trải trước cửa nhà để mọi người đi qua khiến chúng còn chặt hơn cả những tấm thảm đã được thắt nút.

Mặc dù thảm từ các vùng khác nhau của Azerbaijan thường có thiết kế rất khác nhau, nhưng có một số đặc điểm chung cho tất cả các loại thảm Azerbaijan - các thiết kế không tính đến phối cảnh và chúng không có nguồn gốc. Người nghệ sĩ dệt thảm đưa vào tất cả các yếu tố thiết kế vì chúng đều quan trọng như nhau.

Thảm Azerbaijan được phân loại theo bốn nhóm khu vực lớn, bao gồm Quba-Şirvan, Gəncə-Qazax, Qarabağ và Təbriz. Những tấm thảm được sản xuất tại Təbriz (ngày nay ở Iran) rất thường xuất hiện trên thị trường châu Âu với chữ "Iran" là nơi xuất xứ của chúng.

Bảo tàng Thảm Nghệ thuật Ứng dụng Quốc gia Azerbaijan ở Baku được đặt theo tên của Latif Karimov - một trong những nhà thiết kế thảm vĩ đại nhất của Azerbaijan, và có bộ sưu tập thảm Azerbaijan lớn nhất trên thế giới, thể hiện truyền thống tuyệt vời của nghệ thuật thảm thắt nút và sự lâu đời của nó trong dòng chảy lịch sử.

Những bức tranh cổ của các họa sĩ ở châu Âu chứng minh thảm Azerbaijan đã đến châu Âu qua các tuyến đường thương mại cũ như Con đường Tơ lụa và tôn thêm cho vẻ đẹp của những ngôi nhà hoàng gia và cung điện của các vị vua. Ví dụ như bức “Các đại sứ” của Hans Holbein, bức “The Madonna with Canon van der Paele” của nghệ sĩ Flemish Jan van Eyck hoặc bức “Madonna” của họa sĩ người Italy Pinturicchio. 

Thảm Azerbaijan được trưng bày trong các bảo tàng lớn trên thế giới, chẳng hạn như Bảo tàng Dệt may ở Washington DC, Hermitage ở St.Petersburg, Bảo tàng Victoria và Albert ở London và Louvre ở Paris. 

Năm 2010, nghệ thuật dệt thảm truyền thống của Azerbaijan đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại./.