Đây có thể nói là điều đáng mừng khi chỉ số ô nhiễm tại một số thành phố của nước này đã vượt xa chuẩn cho phép của Tổ chức y tế thế giới (WHO). Tuy nhiên đi kèm với cuộc chiến giành lại bầu không khí trong sạch đó là cuộc chiến với mùa đông giá lạnh nơi đây khi mà các hoạt động sưởi ấm bằng than bị cấm hoạt động, trong khi đó lượng khí đốt để sưởi ấm thiếu hụt nghiêm trọng đang là bài toán khó đặt ra đối với chính quyền quốc gia đông dân nhất thế giới này.
Ảnh minh họa: AP
Theo “Kế hoạch hành động phòng ngửa xử lý ô nhiễm không khí” của Chính phủ Trung Quốc, hàng loạt các địa phương như Bắc Kinh, Thiên Tân, Thạch Gia Trang... đều phải đưa ra các quy định cụ thể lượng hóa đối với việc dùng khí thiên nhiên sưởi ấm thay thế than đá.
Hơn 3 triệu hộ gia đình khu vực Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc buộc phải thay thế các lò sưởi bằng than bằng hệ thống sưởi ấm bằng khí. Chỉ tính riêng tỉnh Hà Bắc, chính sách mới của chính quyền đã buộc hơn 2 triệu hộ phải lắp đặt hệ thống sưởi ấm bằng khí, cùng với đó là nhu cầu tăng 2 tỷ mét khối khí đốt trong mùa đông năm nay.
Theo thông tin của Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc CNPC – đơn vị cung cấp 70% lượng khí đốt cho khu vực miền Bắc Trung Quốc cho biết, không chỉ nhu cầu khí đốt sưởi ấm dân sinh tăng đột biến mà nhu cầu khí thiên nhiên dùng cho công nghiệp cũng tăng mạnh.
4 ngành công nghiệp bao gồm cung cấp khí sưởi ấm, phát điện, hóa chất và khai khoáng cũng tăng thêm 20% nhu cầu khí thiên nhiên. Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc dự tính nhu cầu khí thiên nhiên của Trung Quốc năm nay sẽ vượt mức 230 tỷ m3 khí.
Trong khi đó tổng lượng khai thác khí thiên nhiên tại bốn mỏ khai thác lớn của Trung Quốc như Talimu, Trường Khánh, Thanh Hải, Xuyên Dư hiện đạt mức 100 tỷ m3 và đã xấp xỉ đạt mức tối đa, trong khi đó lượng khí nhập khẩu qua các đường ống Trung Á, Trung – Myanmar cũng chỉ cung cấp được khoảng 50 tỷ m3. Có thể thấy lượng khí thiên nhiên thiếu hụt của Trung Quốc là rất lớn.
Ngoài việc thiếu hụt về số lượng thì giá thành cũng là một rào cản khiến người dân khu vực nông thôn khó tiếp cận, tháng 11/2017 giá khí thiên nhiên chỉ vào khoảng 4.000 Nhân dân tệ (khoảng 14 triệu đồng)/tấn thì cuối tháng 12/2017 đã tăng lên 12.000 Nhân dân tệ (khoảng 42 triệu đồng)/tấn. Một số nơi như Ngân Xuyên, Bắc Kinh, Hà Nam, khí hóa lỏng LNG còn vượt mốc kỷ lục.
Nhằm xử lý nhu cầu trước mắt, hiện tại bốn mỏ khai thác khí của Trung Quốc đang tăng tốc hết công xuất đồng thời tìm kiếm thêm các nguồn nhập khẩu từ bên ngoài.
Bộ Bảo vệ tài nguyên môi trường cũng đã phát đi công văn khẩn đối với “2+26” thành phố khu vực Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc yêu cầu đặt nhiệm vụ cung cấp sưởi cho người dân lên mục tiêu đầu tiên, đối với những khu vực chưa lắp đặt được hệ thống khí thay than, điện thay than thì tiếp tục cho người dân sử dụng than để sưởi ấm.
Như vậy, cuộc chiến giành lại bầu trời xanh của Trung Quốc sẽ không thể hoàn tất trong thời gian một sớm một chiều, những nhiệm vụ tiếp theo cũng sẽ còn vô cùng vất vả khi mà thói quen tiêu dùng của người dân, năng lực cung cấp của Chính phủ còn tồn tại nhiều hạn chế./.Chùm ảnh: Đi tìm quốc gia phát thải gây ô nhiễm không khí lớn nhất