Theo kịch bản thứ nhất được đưa ra, ông Putin "khéo léo lừa ông Obama" trong quá trình ký kết thỏa thuận chống Daesh và giành lấy cho Moscow những điều kiện rất có lợi.

Những nỗ lực chung trong khuôn khổ thỏa thuận sẽ làm ngừng bớt dòng người tị nạn, loại bỏ cho Thủ tướng Đức và các nhà lãnh đạo châu Âu một gánh nặng lớn trên vai, bà Angela Merkel ngả theo sự nài nỉ của doanh nghiệp châu Âu, đồng ý nới lỏng biện pháp trừng phạt Nga. 

ong_putin_mdhr.jpg
Tổng thống Nga Vladimir Putin. (ảnh: Sputnik).

Như vậy, ông Putin sẽ có được những gì ông đang cần: khẳng định tầm ảnh hưởng ở Trung Đông và buộc châu Âu, đối tác thương mại lớn nhất của Nga hướng về phía Nga, tờ báo viết.

Trong một kịch bản khác, Liên minh châu Âu đứng trước nguy cơ tan rã vì tâm trạng phản đối người nhập cư ngày càng nổi lên trong xã hội. Các cuộc tấn công khủng bố ở Paris cùng dòng người tị nạn không ngừng đổ vào gây nên khủng hoảng chính trị trong Liên minh.

Thủ tướng Đức Angela Merkel buộc phải từ chức vì chính sách "cánh cửa mở" của bà sẽ không được các thành viên trong đảng ủng hộ.

Trong khi đấy, với triển vọng giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử tiếp theo bà Marine Le Pen làm dấy lên làn sóng dân túy, kéo theo gia tăng bài ngoại và những mối lo ngại về sự lung lay của nguyên tắc chung châu Âu. Bloomberg cho rằng, chiến thắng của ông Donald Trump trong đảng Cộng hòa cũng sẽ trở thành một món quà gây khó chịu, cùng với khả năng nhân vật này được chính thức tiến cử tham gia cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tỷ phú Mỹ này có kế hoạch thay đổi luật thuế, tăng cường quân đội và thắt chặt chính sách nhập cư ở Mỹ. 

Ngoài ra, Bloomberg nêu lên các kịch bản tiêu cực khác như cuộc tấn công mạng lớn nhằm vào các ngân hàng Mỹ, nền kinh tế Trung Quốc tụt dốc, Anh rút khỏi Liên minh châu Âu, các diễn biến nặng nề về biến đổi khí hậu, Israel tấn công cơ sở quân sự của Iran, bất ổn ở châu Mỹ Latinh và giá dầu tăng do các phần tử thánh chiến cướp cơ sở sản xuất dầu mỏ của các nước Trung Đông./.