Vì vậy, báo chí quốc tế đã liên tục cập nhật, đưa tin và có nhiều bài bình luận, phân tích sự kiện này ở nhiều góc độ khác nhau, thể hiện sự khâm phục, ngưỡng mộ đối với cuộc chiến đấu hào hùng của dân tộc Việt Nam. 

xe_tang_qhwk.jpgXe tăng húc đổ cổng dinh Độc lập ngày 30/4/1975  (Ảnh tư liệu)

Ngay sau giờ phút lá cờ quân giải phóng Việt Nam tung bay trên nóc Dinh Độc Lập và lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện của Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh, hãng tin Mỹ UPI ngày 30/4/1975 đã đưa tin: “Quân đội Cộng sản tươi cười lái xe tăng vào Phủ Tổng thống và hô vang “đồng chí” với những người đứng ở bên đường và các báo đang theo dõi. Họ thật sự không để ý đến sự có mặt của các nhà báo đang ghi lại sự đầu hàng lịch sử của Chính phủ Sài Gòn trước những người Cộng sản”. 

Một ngày sau khi miền Nam Việt Nam hoàn toàn được giải phóng, 3 hệ thống vô tuyến truyền hình Mỹ liên tục phát những đoạn phim về sự thất bại của quân đội Mỹ và cuộc di tản người Mỹ ra khỏi Sài Gòn. 

TờĐiện tín New York cho rằng, việc Mỹ dính líu vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam là “một sự hy sinh vô ích về sinh mạng và tiền của người Mỹ”, còn các bản tin hàng ngày gọi sự kiện ngày 30/4/1975 là “một chương bi thảm trong lịch sử nước Mỹ”. 

Cũng trong ngày 1/5/1975, tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản bình luận: “Thành tựu của cách mạng Đông Dương chắc chắn sẽ có ảnh hưởng không lường được, không chỉ đối với châu Á mà còn đối với toàn bộ nền chính trị quốc tế sau này”. 

Ngày 3/5/1975, báo Nhân dân lao động của Myanmar có đoạn: “Với việc giải phóng Sài Gòn, cuộc chiến tranh cuối cùng ở Đông Dương đã chấm dứt… Thất bại của Mỹ là một bằng chứng cho thấy rằng thời đại chính sách dựa vào sức mạnh đã qua rồi”. 

Ngày 4/5/1975, báo Phẩm giá – cơ quan ngôn luận của Đảng Dân chủ Guinea khẳng định: “Thắng lợi này của nhân dân Việt Nam là một đóng góp vô giá, một tấm gương lịch sử đối với cách mạng thế giới mà các thế hệ ngày nay và mai sau mãi mãi khâm phục, chiêm ngưỡng và cần phải học tập”. 

Báo Tin tức Ai Cập số ra ngày 7/5/1975 bình luận: “Không có một ai trên trái đất này, dù chính kiến hay màu da của họ như thế nào đi nữa, lại không kính trọng và tự hào về dân tộc Việt Nam, dân tộc đã giương cao ngọn cờ chiến thắng trên phần đất cuối cùng của Tổ quốc họ vào đêm 30/4… Đoàn kết nhất trí là một bài học lớn đối với chúng ta và nó được rút ra từ cuộc chiến đấu lâu dài của nhân dân Việt Nam”. 

Sau đó, báo chí thế giới vẫn liên tục viết về chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam, coi đây là sự kiện “chấn động địa cầu”. 

Báo Tiếng nói nhân dân của Đảng nhân dân cách mạng Lào, số ra ngày 29/8/1975 phân tích:“Thắng lợi của nhân dân Việt Nam chứng minh rằng một nước dù đất không rộng, người không đông, nền kinh tế chưa phát triển, nhưng nếu có sự lãnh đạo đúng đắn, nhân dân đoàn kết chặt chẽ, biết phát huy truyền thống yêu nước và được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới thì có thể đánh thắng chiến tranh phi nghĩa của chủ nghĩa đế quốc, dù đó là đế quốc Mỹ”. 

Thời báo Anh, số ra ngày 31/12/1975 nhận định: “Sự kiện có ý nghĩa nhất trong năm1975 chắc chắn là sự sụp đổ của chế độ tay sai Mỹ ở miền Nam Việt Nam, Campuchia và Lào”./.

>> Xem thêm: Chính nghĩa không thuộc về chế độ "Việt Nam Cộng hòa"