Các bức ảnh do Washington và Kiev trưng ra làm bằng chứng cho sự dính líu của Nga vào tình hình ở Ukraine và được tờ New York Times đăng tải vào hôm 21/4 là không được kiểm chứng.

anh%20hai%20noi.jpg
Những bức ảnh có ở rìa được khẳng định là chụp ở Ukraine, còn ảnh ở giữa được Mỹ khẳng định là chụp ở Nga

Bộ Ngoại giao Mỹ thừa nhận lỗi này và tờ New York Times đã dò lại tin do họ đăng vào hôm 21/4, trong đó có tuyên bố “các bức hình và mô tả từ miền đông Ukraine được chính phủ Obama đóng dấu cho thấy nhiều nam giới mặc trang phục xanh là quân Nga hoặc tình báo Nga”.

Bằng chứng do phía Mỹ và Kiev đưa ra cho bức hình cụ thể này là dòng chữ “Bức ảnh tập thể chụp ở Nga”. Thế nhưng, nhiếp ảnh gia tự do Maxim Dondyuk – người đã bấm máy chụp bức hình này-  khẳng định với New York Times qua điện thoại là “bức ảnh đó được chụp ở Slavyansk [Ukraine]”.  Ông này nói thêm “Không ai xin phép tôi để được khai thác bức ảnh này”.

Nhưng tác giả bức ảnh nói bức ảnh này cũng được chụp ở Ukraine nốt, và do đó loại bỏ khẳng định những người được khoanh đỏ trong bức ảnh phía trên là lính Nga

Bức hình trên nằm trong một số bức ảnh khác mà Kiev cung cấp cho phái đoàn OSCE tại Ukraine để “chứng minh” sự tham gia của Nga trong làn sóng bất ổn khắp vùng Donetsk.

Bộ Ngoại giao Mỹ lặp lại các tuyên bố, trích dẫn “việc xác nhận” sự dính líu của Moscow.

Bà Jen Psaki, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ nói “Chúng tôi thấy ở trong các bức hình xuất hiện trên truyền thông quốc tế như Twitter… có những cá nhân có dấu hiệu có mối liên hệ với Nga. Chúng tôi đã tuyên bố công khai điều đó vô số lần”.

Tờ New York Times dẫn lời bà Psaki cho biết “lời khẳng định bức ảnh trong tài liệu tại họp báo của Mỹ được chụp ở Nga là không đúng”.

Bà Psaki sau đó tuyên bố còn có các bằng chứng khác chỉ ra mối liên hệ giữa “các công dân Nga và chiến binh vũ trang” ở đông Ukraine nhưng bà này không nói thêm chi tiết./.