150_nam_duong_sat_hoa_ky_01_rpgi.jpg
Tuyến đường sắt xuyên Lục địa đầu tiên của Hoa Kỳ được thông tuyến ngày 10/05/1869 khi mà Chủ tịch Công ty Đường sắt Trung Thái Bình Dương California - Leland Stanford thực hiện nghi thức đóng "chiếc đinh vàng" cùng với "cây búa bạc" trong cuộc gặp tại thành phố Promontory, bang Utah. Tuyến đường dài 3.077 km được xây dựng từ năm 1863 đến năm 1869 chính thức hoàn thành. (Ảnh Daily Mail)

Tuyến đường này đã kết nối mạng lưới đường sắt phía Đông Hoa Kỳ từ Omaha, Nebraska/Council Bluffs, Iowa đến bờ biển Thái Bình Dương tại bến tàu Oakland Long trên Vịnh San Francisco. Tuyến đường sắt được xây dựng bởi ba công ty tư nhân trên các khu đất công. (Ảnh Daily Mail)

Ban đầu múi giờ chưa được chuẩn hóa trên khắp Bắc Mỹ cho đến ngày 18/11/1883. Năm 1865, mỗi tuyến đường sắt đặt thời gian riêng để giảm thiểu các lỗi lập lịch. Để liên lạc dễ dàng trên các tuyến đường sắt đã xây dựng các đường dây điện báo dọc theo đường sắt. Những đường dây này cuối cùng đã thay thế Điện báo xuyên lục địa đầu tiên đi theo phần lớn Đường mòn Mormon. Các đường dây điện báo dọc theo đường sắt dễ bảo vệ và bảo trì hơn. Kỳ tích của khoa học kỹ thuật là tiên phong và tiến bộ. (Ảnh thành phố Salt Lake 1883 - Daily Mail)

Công ty Trung Thái Bình Dương khởi công tuyến đường vào ngày 8/1/1863. Do thiếu các phương tiện vận chuyển từ các trung tâm sản xuất ở bờ Đông, hầu như tất cả các công cụ và máy móc của họ bao gồm đường ray, toa chở hàng, toa chở khách, đầu máy hơi nước và các vật tư ngành đường sắt được vận chuyển đầu tiên bằng tàu hỏa đến các cảng bờ đông. Sau đó, chúng được chất lên những con tàu đi qua Mũi Horn của Nam Mỹ hoặc đi qua Isthmus của Panama. (Ảnh Daily Mail)
Công ty đường sắt Tây Thái Bình Dương đã xây dựng 212 km từ Oakland / Alameda đến Sacramento, California. Công ty Đường sắt Trung Thái Bình Dương California xây dựng 1.110 km từ Sacramento đến Promontory, Utah. Công ty Union Pacific xây dựng 1.746 km từ ga cuối tại Council Bluffs gần Omaha, Nebraska đến Promontory, Utah. (Ảnh Daily Mail)
Một đầu máy gần sông American, bang California. Nó đang chở rất nhiều nhân viên của công ty Đường sắt Trung Thái Bình Dương. Hình ảnh này có từ năm 1865, thời điểm kết thúc cuộc Nội chiến Năm Bắc Hoa Kỳ. Sự thống nhất các tuyến đường sắt bốn năm sau đó như một biểu tượng của sự hòa hợp giữa Đông và Tây Hoa Kỳ. (Ảnh Daily Mail)
Lao động thủ công tham gia xây dựng nền đường, cầu và đường hầm của công ty Trung Thái Bình Dương được thực hiện chủ yếu bởi hàng ngàn công nhân nhập cư từ Trung Quốc dưới sự chỉ huy của các giám sát viên lành nghề. Người Trung Quốc thường được gọi là "Celestials" và Trung Quốc là "Vương quốc Celestial". Thời điểm đó, các phương tiện trợ giúp lao động bao gồm chủ yếu là xe cút kít , xe ngựa kéo và một vài chiếc xe goòng đường sắt. (Ảnh Daily Mail)
Hầu hết những công nhân Trung Quốc được đại diện bởi một "ông chủ" người Trung Quốc, người sẽ làm phiên dịch, nhận tiền lương cho đoàn của anh ta, giữ kỷ luật và chuyển lệnh từ một giám sát người Mỹ. Hầu hết công nhân Trung Quốc chỉ nói tiếng Anh cơ bản hoặc không biết tiếng Anh, và các giám sát viên cũng thường chỉ học tiếng Trung bồi từ người Trung Quốc. Cuối năm 1865 có khoảng 3.000 người Trung Quốc và 1.700 công nhân da trắng làm việc trên đường sắt. (Ảnh Daily Mail)
Nếu tuyến đường do công ty Trung Thái Bình Dương phần lớn do người Trung Quốc xây dựng thì tuyến đường sắt do công ty Union Pacific lại sử dụng phần lớn là người Ailen nhập cư. Họ trở thành đại diện cho bộ mặt mới của Hoa Kỳ thời hậu Nội chiến. (Ảnh Daily Mail)
Thông thường các công nhân sống trong các trại được dựng gần nơi làm việc. Các vật tư được các kỹ sư đặt hàng và đưa tới bằng đường sắt, sau đó được chất lên các toa xe đưa đến công trường phía trước đầu đường ray. Sau đó, khi quãng đường đường sắt được lắp đặt một đoàn dài cứ sau vài ngày, một số xe lửa được cất trong những hầm tạm sẽ làm nhiệm vụ chuyên chở các công nhân tới công trường. Trại sẽ được di chuyển khi đường sắt di chuyển một khoảng cách đáng kể. (Ảnh một lán trại của công nhân Trung Quốc - Daily Mail)
Lực lượng lao động đa quốc gia này đã phải mất tới 46 tháng nỗ lực để hoàn thành tuyến đường dài 3.077 km. Tuyến đường này trở thành cuộc cách mạng du lịch cho người dân Hoa Kỳ, giảm thời gian hành trình từ New York đến San Francisco từ 6 tháng đến 10 ngày. (Ảnh Daily Mail)
Cuộc sống của người Mỹ bản địa đã mãi mãi thay đổi bởi tuyến đường này. Những cuộc di cư mới sau khi tuyến đường sắt liên Lục địa hoàn thành đã khiến cho cuộc chiến giữa người da trắng và người da đỏ sớm kết thúc, bắt đầu một thời kỳ mới với những vùng dành riêng cho người da đỏ bản địa.(Ảnh Daily Mail)
Sự kết nối tạo điều kiện cho những đợt di cư hàng loạt từ bờ Đông nước Mỹ sang phía bờ Tây. Nó mở ra cơ hội đi lại cho người dân cũng như thúc đẩy ngành vận tải giữa các khu vực với nhau trên toàn nước Mỹ. Từ nông sản đến cả những sản phẩm nhập khẩu từ phía Thái Bình Dương. (Ảnh Daily Mail)

Những mảnh ghép của lịch sử nước Mỹ - ba chiếc đinh vàng kỷ niệm việc hoàn thành tuyến đường sắt xuyên Lục địa hiện đang được tập hợp lại trưng bày tại khuôn viên đại học Utah - chiếc đinh vàng đánh dấu sự hợp nhất của tuyến đường sắt, chiếc đinh bạc Nevada và chiếc đinh sắt Arizona. (Ảnh The Salt Lake Tribune)