Các nhà hoạt động bình đẳng giới của Ấn Độ cho rằng việc loại bỏ thuế đối với mặt hàng này chính là bỏ được rào cản lớn nhất trong giáo dục đối với trẻ em gái, những đối tượng bị buộc phải ở nhà vì không được tiếp cận với sản phẩm vệ sinh sạch sẽ cũng như thiếu thốn cácnhà vệ sinhtại các trường học, đồng thời cũng là đối tượng bị kỳ thị.

thue_bang_ve_sinh_an_do_ritq.jpg
Biểu tình ở Ấn Độ đòi dỡ bỏ thuế 12% đối với băng vệ sinh. Ảnh: AFP.

Bộ trưởng Tài chính tạm quyền Ấn Độ Piyush Goyal nói: “Tôi nghĩ rằng, tất cả những bà mẹ và trẻ em gái sẽ rất vui mừng khi nghe tin sản phẩm băng vệ sinh sẽ được miễn thuế hoàn toàn ngay từ bây giờ. Họ sẽ được quyền tiếp cận với sản phẩm này dễ dàng hơn. Cơ hội cho họ cũng sẽ nhiều hơn trong xã hội”.

Thời kỳ kinh nguyệt là yếu tố hàng đầu khiến cho những trẻ em gái không được đến trường ở Ấn Độ. Theo ước tính, cứ 5 trẻ em gái thì có 4 em không có điều kiện được sử dụng băng vệ sinh khi lớn lên.

Năm 2017 chính phủ Ấn Độ cũng ban hành quy định áp thuế 12% đối với mặt hàng dành cho phụ nữ này, gây ra tranh cãi lớn chưa từng có trong xã hội Ấn Độ. Các nhà hoạt động bình đẳng giới gọi quyết định này là hành động kỳ thị nữ giới nghiêm trọng nhất của  chính phủ nước này./.