Những gì đang diễn ra sục sôi ở thủ đô Bangkok của Thái Lan vào ngày 30/11 và 1/12 là đợt biểu tình bạo động lớn nhất ở Thái Lan kể từ năm 2010 – thời điểm quân đội được đưa vào cuộc để trấn áp dữ dội những người biểu tình, khiến 90 người chết và gần 2.000 người bị thương.
Lần này điều đáng chú ý là chính quyền của nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra tỏ ra khá mềm mỏng, tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra.
Chính quyền chủ yếu huy động cảnh sát để ổn định an ninh trật tự, và không sử dụng vũ khí nóng. Cảnh sát tập trung vào lập hàng rào vật lý và sinh học, lúc cần kíp lắm cũng mới chỉ dùng đến vòi rồng và đạn hơi cay để giải tán đám đông, ngăn phe biểu tình tràn vào các cơ quan công quyền. Các quân nhân chỉ làm nhiệm vụ hỗ trợ cảnh sát và không mang theo vũ khí. Lực lượng Áo Đỏ ủng hộ chính phủ cũng bớt tụ tập và tránh kích động.
Trong khi đó phe biểu tình vẫn chưa dịu bớt căng thẳng. Thủ lĩnh phe biểu tình đối lập ra tối hậu thư gấp gáp cho bà Yingluck, đồng thời lớn tiếng xúi giục người ủng hộ mình cứ “làm tới” bất chấp luật pháp miễn sao đạt được mục tiêu hạ bệ đương kim Thủ tướng cùng ảnh hưởng của gia đình bà.
>> Xem thêm: Bangkok căng thẳng, Thủ tướng Thái Lan phải rời trụ sở
Giới quan sát nhận định phe biểu tình đang cố tình khiêu khích và làm cho chính phủ mất kiên nhẫn và đi tới chỗ áp dụng biện pháp cực đoan, từ đó tạo chất xúc tác cho một cuộc đảo chính quân sự phế truất bà Yingluck Shinawatra hoặc một cuộc nổi dậy sâu rộng trong dân chúng. Còn trong trường hợp chính phủ tiếp tục "mất kiểm soát" và để mất thêm nhiều công sở nhà nước thì phe đối lập sẽ xốc tới tiếm quyền luôn.
Loạt ảnh tổng hợp dưới đây ghi lại bộ mặt của phe biểu tình đối lập tại Thái Lan vào cuối tháng 11 và đầu tháng 12/2013:
|
Người biểu tình tập trung lại và yêu cầu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra từ chức. Ảnh AP chụp vào ngày 24/11 |
|
Tấn công xe bus, đập bể cửa kính của xe bus ở Bangkok hôm 30/11. Phe biểu tình cho rằng các xe này chở những người thân chính phủ (ảnh: AP) |
|
Phe biểu tình chống chính phủ tấn công 1 người đàn ông mặc áo đỏ gần sân vận động hôm 30/11 (ảnh: Reuters) |
|
Cố gắng gỡ bỏ dây thép gai phía trước trụ sở Cục Điều tra Đặc biệt hôm 30/11(ảnh: AP) |
|
Tiếp đó là phá dỡ hàng rào |
|
Lực lượng biểu tình phá dỡ hàng rào bê tông (ảnh: Reuters) |
|
Nấp sau hàng rào bê tông gần Tòa nhà Chính phủ (ảnh: Reuters ngày 1/12) |
|
Một người biểu tình cầm quốc kỳ, bị bủa vây bởi khói từ bình hơi cay trong các cuộc đụng độ ở gần trụ sở cảnh sát thành phố Bangkok hôm 1/12 (ảnh: Reuters) |
|
Gần tòa nhà chính phủ. Người biểu tình này đeo mặt nạ chống độc và ném đá về phía cảnh sát (ảnh: Reuters) |
|
Dùng dung dịch muối rửa mắt người biểu tình trúng hơi cay của cảnh sát vào ngày 1/12 khi họ cố xông vào khu phức hợp Phủ Thủ tướng và trụ sở cảnh sát Bangkok (ảnh:AP) |
|
Những người biểu tình chống chính phủ nấp sau hàng rào bê tông khi cảnh sát bắn hơi cay gần tòa nhà chính phủ hôm 1/12 (ảnh: Reuters) |
|
Vứt lựu đạn hơi cay của cảnh sát ngược lại về phía cảnh sát |
|
Phe biểu tình chống chính phủ ném gạch đá về phía cảnh sát chống bạo động vào hôm 1/12 (ảnh: Reuters) |
|
Người biểu tình đá bình hơi cay ra xa (ảnh: Reuters) |
|
Dùng thiết bị dập lửa ‘đấu lại’ với cảnh sát |
|
Cảnh sát dùng vòi rồng xối nước vào người biểu tình ở gần trụ sở cảnh sát thành phố Bangkok ngày 1/12 (ảnh: Reuters) |
|
Ném ngược bình hơi cay về phía cảnh sát vào ngày 1/12 (ảnh: Reuters) |