Theo truyền thống lâu đời, hội là dịp tưởng nhớ Tĩnh Quốc, vị anh hùng của làng La Phù dưới thời Hùng Vương, mở tiệc khao quân trước khi lên đường đánh giặc. Tích xưa truyền lại, khi đó người dân trong vùng mang lợn đến dâng để tỏ lòng biết ơn và tôn ông là Thành Hoàng.  

16 “Lợn Ông” cỡ trên dưới 2 tạ được mổ làm thịt và trang trí đưa lên kiệu rước cùng tán lọng, cờ, hoa, nhạc và múa sênh tiền. Mỗi xóm 1 “Lợn Ông”, dự thi xem lợn xóm nào đẹp nhất.

Lợn tế được cả xóm giao trách nhiệm cho một gia đình “mát tay” nuôi. Lợn được chăm sóc đặc biệt, nuôi dưỡng rất sạch  sẽ cẩn thận để có cân nặng từ 150 kg trở lên và “ngoại hình” đẹp, da trắng bong. Khi giết lợn, phải rất cẩn trọng. Yếu tố vệ sinh đặt lên hàng đầu, lợn để nguyên con, da không trầy xước và có màu hồng tự nhiên. Cái khó nhất trong việc mổ lợn rước là làm sao bóc được nguyên lớp mỡ chài mỏng, dùng để phủ lên toàn bộ thân lợn như một lớp voan.

Tấp nập xóm dưới làng trên

Lế rước tế tiến hành đồng thời ở các xóm trong khoảng thời gian từ 18 - 20h,   cả xã La Phù ngập tràn trong tiếng trống hội, cờ ngũ sắc bay phấp phới, đèn lồng lung linh. Lần lượt từng “Lợn ông” của mỗi xóm được đưa ra xếp ở sân đình để ban giám khảo chấm lấy giải.

  
Lễ tế các xóm gồm có "Ông Lợn", 20kg gạo nếp ngon đã đồ thành xôi và một mâm ngũ quả. 

Người ta trang trí cho lợn tế thật đẹp

Lễ rước còn có nhiều trò rôm rả như múa Ông Địa

ruoc%20240.jpg   

   

Lợn tế của xóm Minh Khai có trọng lượng 195kg, được trang trí rất cầu kỳ

Sau khi tế xong, chủ tế tiến hành chấm giải cho “ông Lợn” có hình thức đẹp nhất.

Giải nhất là 2 hộp chè và 3 bao thuốc. Cụ bà Nhiêu Đa 80 tuổi ở làng cho biết: “Giải thưởng là lễ của dân chứ không phải giải để ăn lộc nên chỉ mang tính tượng trưng”. 

Cuối cùng, người ta xẻ thịt “ông Lợn” để chia “lộc” cho các gia đình trong xóm./.