Trong sáng khai mạc Hội chữ Xuân 2016, gần 100 ông đồ, bà đồ đã có mặt, hào hứng chuẩn bị, trang trí và sắp xếp đồ đạc tại khu lều bạt ở Hồ Văn - Văn Miếu - Quốc Tử Giám |
Ngay ngày đầu của hội chữ Xuân, đã có những người dân đến sớm để xin chữ và đàm đạo cùng các ông đồ. |
Hai thành viên của CLB thư pháp Thảo Đường |
Theo ghi nhận của phóng viên, trong ngày khai mạc Hội chữ Xuân năm nay, có hai bà đồ tham gia viết chữ. |
Đây là năm thứ hai bà đồ Trần Cát Lệ - CLB Thư pháp Thảo Đường tham gia Hội chữ Xuân. |
Bà đồ Cát Lệ chia sẻ: "Thư pháp mang lại cho tôi rất nhiều điều, tính cách của tôi thay đổi, nhẫn nại, mềm mại hơn, đầu óc được mở mang khi đọc những áng văn cổ, hiểu được những câu nói có hàm ý sâu xa của các bậc tiền nhân..." |
Các ông đồ tranh thủ lúc vắng khách hàn huyên, trao đổi công việc |
Ông đồ Phúc Lâm - CLB Nghệ thuật thư pháp Hương Nam nói chuyện với các vị khách: Có người có tư tưởng rất hay, năm nào cũng đến xin một chữ "Vì" và lý giải rằng đó là để nhắc nhở mình "vì mọi người, vì cha mẹ, vì gia đình, vì cộng đồng..." |
Ông đồ Trần Văn Sơn CLB Việt Tâm Bút Hà Nội chia sẻ: Người đi học thường xin chữ Đăng Khoa, người buôn bán, kinh doanh thường xin chữ Thuận, người đi làm thường xin chữ Đạt, xin cho gia đình thường là chữ Phúc, Lộc, Thọ, Tâm, An... |
Phút thảnh thơi của hai ông đồ ngày giáp Tết |
Một ông đồ khai bút tại Hội chữ Xuân |
Các ông đồ say sưa với từng nét chữ |
Quán ông đồ "dị nhân Văn Thùy" chỉ bày một cái bàn nhỏ để viết thư pháp. Sau lưng ông là những giấy tờ, chai lọ và cả một chiếc điếu cày… Khi vắng khách, ông lại ngồi nói chuyện thơ phú cùng các khách văn. |
Phạm Hà Linh (CLB Thư pháp Bút Nam Hồn Việt (www.thuymacviet.com) là một thư pháp gia trẻ sinh năm 1989. Anh hoạt động trong nghề thư pháp đến nay được 9 năm với tất cả niềm yêu thích, sự kiên trì và đam mê của tuổi trẻ. |
Phạm Hà Linh chia sẻ, viết thư pháp trên giấy biểu lụa sẽ bền đẹp, sang trọng hơn viết trên các loại giấy thông thường như giấy điều, giấy xuyến chỉ, mành nẹp... |