1.jpg

Trong Phật giáo, sư tử biểu tượng cho sức mạnh, oai linh nhưng tuân phục, trợ giúp cho Phật pháp. Trong ảnh là tượng Hộ pháp ở chùa Bà Tấm (Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội) đang cưỡi sư tử...

Hai đầu tượng sư tử đá kích thước khá lớn được tạc dưới chân bệ thờ Phật trong thượng điện ở chùa Bà Tấm cũng mang chủ đề: Phật pháp có nhiều sức mạnh tuân phục, hỗ trợ, mang tải... 

 Đôi sư tử được chạm khắc tinh xảo, thấy rõ những nét đặc trưng của sư tử với đầy đủ oai linh nhưng không dữ tợn, miệng rộng ngậm (giữ) ngọc (tượng trưng cho những sự/điều quý giá) mà như đang cười, bộ răng tương đối bằng mà không sắc nhọn... Đôi sư tử này là hiện vật quý ở chùa Bà Tấm.

Nhưng “bệnh” bày sư tử đá vô lối ngày nay đã lan cả đến nơi đang lưu tồn đôi “sư tử Việt” độc đáo này. Không hiểu sao đôi sư tử đá trắng trẻo, “thuần Âu” này lại đứng ngang nhiên trước cửa đền Bà Tấm rêu phong cổ tích

... với bộ mặt hung tợn như muốn đe dọa những ai không coi chúng là “linh vật”?

Còn đôi sư tử đá “kiểu Bắc Kinh” này thì đã “ngự” trước cửa chùa Vân Hồ (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được vài năm.

... dưới biển “Cấm vi phạm”

Sư tử đá chiếm giữ đầu cầu vào chùa Giải Oan ở Yên Tử...

... và rất nhiều trước cửa các doanh nghiệp, công ty