Ngoài ý nghĩa tôn vinh nghề gốm truyền thống và nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn thì lễ hội còn là dịp thúc đẩy sự phát triển văn hóa.  Lễ hội được bắt đầu với các nghi thức như: dâng lễ Tam sinh, lễ Rước nước, lễ Nhập thủy được thực hiện hết sức trang trọng.

Phần hội diễn ra với các loại hình nghệ thuật mang đậm chất văn hóa dân gian như: lễ Tế thần và Gieo thờ, hát thờ cửa đình, cờ người... Bên cạnh việc tái dựng tục lệ xưa của làng gốm Bát Tràng, tục lệ rước kiệu từ đền Mẫu Bản Hương (Mỹ Tín Thiên Tiên Quế Hoa Công Chúa - Thượng Đẳng Thần, con gái họ Trần Đồng Tâm Bát Tràng) cũng được phục dựng sau 60 năm gián đoạn.

Ngoài ý nghĩa tôn vinh nghề gốm truyền thống và nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn thì lễ hội còn là dịp thúc đẩy sự phát triển văn hóa và phát động các nghệ nhân sáng tác 1.000 sản phẩm, tác phẩm mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Làng nghề cũng trưng bày rất nhiều sản phẩm gốm đặc sắc tại “Chợ gốm Bát Tràng” ngay trung tâm của làng./.