1_chernobyl_qdke.jpg
Hơn 3 thập kỷ đã trôi qua kể từ khi một lò phản ứng phát nổ tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, ở thành phố Pripyat, Ukraine, gây ra thảm họa hạt nhân kinh hoàng nhất trong lịch sử.
Một hầm bê tông cốt thép đã được xây bọc lấy lò phản ứng đã phát nổ.
Năm 2011, chính phủ Ukraine đã mở cửa Vùng Cấm Chernobyl, cho phép đón du khách trên 18 tuổi.
 
Một vòng quay tại công viên thành phố Pripyat, nơi dự kiến mở cửa đón khách vào ngày Quốc tế Lao động (1/5/1986). Song điều này đã không bao giờ diễn ra vì vụ nổ xảy ra ngày 26/4/1986. 
Một khách sạn hoang phế ở gần nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. 

Một hướng dẫn viên du lịch đang đo nồng độ phóng xạ. Dù nồng độ phóng xạ cao, song theo công ty du lịch, các du khách thăm Vùng Cấm Chernobyl trong 1 ngày chỉ bị nhiễm bức xạ gamma bằng với việc ngồi trên một máy bay thương mại trong 2 giờ đồng hồ.
Quang cảnh hoang tàn tại
Vùng Cấm Chernobyl sau hơn 30 năm 
bị bỏ hoang.
Hình ảnh hoang phế rợn người tại nơi từng là một vườn trẻ của làng Kopachi, gần thành phố Pripyat. Các thị trấn, làng mạc trong bán kính 30km xung quanh Vùng Cấm Chernobyl đã phải sơ tán.
Những căn nhà đổ nát, hoang phế.
Những gì còn sót lại vẫn nằm đó sau hơn 30 năm người dân buộc phải sơ tán.
Ngày 26/4/1986, lò phản ứng hạt nhân số 4 tại nhà máy 
Chernobyl 
phát nổ khi các nhà khoa học đang thực hiện kiểm tra an toàn.
Đám mây bụi phóng xạ khổng lồ từ Chernobyl đã lan rộng ra nhiều khu vực của châu Âu và miền Đông nước Mỹ. Nhiều vùng rộng lớn tại Ukraine, Belarus và Nga bị ô nhiễm nghiêm trọng, buộc hơn 336.000 người phải sơ tán.
Hệ thống radar từ thời Liên Xô nhằm phát hiện các tên lửa liên lục địa tại một căn cứ quân sự gần nhà máy Chernobyl.
Đài tưởng niệm hàng trăm nghìn lính cứu hỏa, binh sĩ, các kỹ sư và thợ mỏ đã nỗ lực hết mình để đối phó với thảm họa Chernobyl. Rất nhiều người trong số họ đã thiệt mạng vì bị phơi nhiễm phóng xạ./.