Tính đến nay đã có hơn 300 người mất tích sau

hồ chứa chất thải xảy ra hôm qua (25/1) tại bang Minas Gerais, Đông Nam Brazil. Số người thiệt mạng cũng đã tăng lên con số 9. Nhà chức trách Brazil cho biết, cơ hội tìm thấy người còn sống sót rất mong manh.
vo_dap3_ptoi.jpg
Đây được xem là thảm họa môi trường tồi tệ nhất trong lịch sử Brazil. Ảnh: AFP

Hơn 200 người trong đó có hơn 100 lính cứu hỏa đã được huy động để tìm kiếm người mất tích. Máy ủi, máy xúc cũng đã được huy động để đẩy nhanh quá trình cứu hộ, cứu nạn. Đã có hàng chục người bị mắc kẹt được cứu sống và được đưa ra ngoài  bằng máy bay trực thăng do đường sá tại khu vực tai nạn bị phá hủy. 

Tuy nhiên, theo đánh giá của thống đốc bang Romeu Zema, cơ hội tìm thấy người còn sống là rất mong manh. Vụ vỡ đập đã gây ra một biển bùn, chôn vùi toàn bộ căng-tin – nơi hàng trăm công nhân thường hay tụ tập ăn trưa. Nhiều ngôi nhà và phương tiện giao thông cũng đã bị hư hại sau sự cố trên. Để đảm bảo an toàn, người dân địa phương đã được sơ tán. Hiện vẫn còn một số khu dân cư bị cô lập và chưa thể tiếp cận được.

Chưa rõ điều gì đã dẫn đến vụ vỡ đập thải nghiêm trọng này. Cách đây 4 năm, cũng tại bang Minas Gerais cũng đã xảy ra một vụ vỡ đập tương tự khiến 19 người thiệt mạng và hàng trăm người phải đi sơ tán. Đây được xem là thảm họa môi trường tồi tệ nhất trong lịch sử Brazil, gây ra một cuộc khủng hoảng nước sạch ảnh hưởng tới 250.000 người và khiến hàng nghìn con cá bị chết. 

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã gọi vụ việc là “thảm kịch nghiêm trọng”, đồng thời cho biết, ông sẽ trực tiếp tới khu vực bị ảnh hưởng để thị sát tình hình trong ngày hôm nay.

“Việc cần làm ngay là tôi sẽ cùng với Bộ trưởng Quốc phòng trực tiếp tới khu vực bị ảnh hưởng để thị sát tình hình trong ngày hôm nay. Chúng tôi sẽ cùng với Thống đốc bang Minas Gerais đánh giá lại một lần nữa mức độ thiệt hại và triển khai các biện pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại cho gia đình các nạn nhân cũng như đánh giá kỹ lưỡng về tác động môi trường”, ông Bolsonaro nói.

Trong khi các nhóm hoạt động môi trường đi đầu là nhóm Hòa bình Xanh (Greenpeace ) – một tổ chức hoạt động môi trường  đã đổ lỗi cho Chính phủ và các công ty khai khoáng ở Brazil để xảy ra vụ vỡ đập này.

Theo nhóm Hòa bình Xanh, vỡ đập là hệ lụy của những bài học không được Chính phủ và các công ty khai khoáng Brazil đúc kết sau nhiều vụ việc tương tự xảy ra trước đó. Tổ chức này cáo buộc, đây không đơn thuần là vụ tai nạn mà thực ra là tội ác về mặt môi trường cần được điều tra, sửa chữa sai lầm và đưa những người có trách nhiệm ra xét xử./.